Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ


Đáp án:

Polime có tính dẻo: PE, PVC, poli(metylmetacrylat)

Polime có tính đàn hồi: cao su thiên nhiên, sao su buna

Polime có tính dai, bền: nilon – 6,6; tơ lapsan ,...

Xem đáp án và giải thích
a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ? b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?

b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không


Đáp án:

a. Có 3 dạng cấu trúc cơ bản phân tử polime:

- Dạng mạch không phân nhánh: PE, PVC, polimebutadien, amilozo

- Dạng mạch phân nhánh: amilopectin

- Dạng mạch không gian: cao su lưu hóa

b. Dạng amilozo tan nhiều trong nước hơn dạng amilopectin vì cấu trúc hóa học không phân nhánh, đồng thời số lượng mắt xích trong phân tử nhỏ hơn

Xem đáp án và giải thích
a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime: Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán? b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime: Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán?

b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit


Đáp án:

a) Giống nhau: Đều có thành phần polime

Khác nhau: Về tính chất:

+ Chất dẻo: có tính dẻo

+ Tơ: hình sợi dài, mảnh, mềm, dai

+ Cao su; có tính đàn hồi

+ Keo dán: có khả năng kết dính

b) Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo

Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). 


Đáp án:

Sự trùng hợp Sự trùng ngưng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn

- Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền

- Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác.

- Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...)

- Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ: a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp. b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà. c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:

a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.

c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.


Đáp án:

a. Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc thiên nhiên như xenlulozơ, cao su, tinh bột. vv...

Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp nên như polietilen, cao su buna, nilon-6,6, vv...

Polime bán tổng hợp (nhân tạo) là polime do chế biến một phần polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat, vv...

b. Polime có cấu trúc điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định.

Polime cấu trúc không điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất định.

c. Polime mạch phân nhánh là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng phân nhánh như amilopectin, glicogen, vv...

Polime mạng không gian là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Thí dụ cao su lưu hóa, nhựa-bakelít, vv...

Xem đáp án và giải thích
a. Khối lượng các gốc glyxyl (từ glixin) chiếm 50% khối lượng tơ tằm(Fibroin). Hãy tính khối lượng glyxin mà các con tằm cần để tạo nên 1kg tơ b. Xác định phân tử khối gần đúng của protein X chứa 0,16% lưu huỳnh, biết rằng phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Khối lượng các gốc glyxyl (từ glixin) chiếm 50% khối lượng tơ tằm(Fibroin).

Hãy tính khối lượng glyxin mà các con tằm cần để tạo nên 1kg tơ

b. Xác định phân tử khối gần đúng của protein X chứa 0,16% lưu huỳnh, biết rằng phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh


Đáp án:

a. Để tạo nên 1 kg tơ tằm mà khối lượng glyxin chiếm 50% khối lượng tơ cần một lượng glyxin là 50:100.1 = 0,5 kg.

b. Phân tử khối của protein Mprotein = (32 : 0,16 )x 100 = 20000 (đvC)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc. c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên


Đáp án:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein

Xem đáp án và giải thích
Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một ninapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin(Phe)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một ninapeptit có công thức là:

Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin(Phe)?


Đáp án:

Khi thủy phân không hoàn toàn Bradikinin có thể thu được 5 tripeptit có chứa Phe: Pro-Gly-Phe; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro; Ser-Pro-Phe;Pro-Phe-Arg

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau: a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH,CH3COONH4, anbumin b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:

a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH,CH3COONH4, anbumin

b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin


Đáp án:

a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh

- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ

- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.

CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O

Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí:

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

b. đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin

- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH

- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin

Xem đáp án và giải thích

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…