a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime: Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán? b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime: Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán?

b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit


Đáp án:

a) Giống nhau: Đều có thành phần polime

Khác nhau: Về tính chất:

+ Chất dẻo: có tính dẻo

+ Tơ: hình sợi dài, mảnh, mềm, dai

+ Cao su; có tính đàn hồi

+ Keo dán: có khả năng kết dính

b) Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo

Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là


Đáp án:

Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O —> nCO2 = 0,4 mol

Quy đổi E thành CH4 (0,09), CH2 và NH

Bảo toàn C —> nCH2 = 0,31

Bảo toàn H —> nNH = 0,1

Amin X có z nguyên tử N —> nX = 0,1/z

Vì nX > nY nên nX > 0,045 —> z < 2,22

z = 1 thì nX = 0,1 > nE: Vô lý, vậy z = 2 là nghiệm duy nhất

Vậy E gồm CnH2n+4N2 (0,05) và CmH2m+2 (0,04)

nCO2 = 0,05n + 0,04m = 0,4 —> 5n + 4m = 40

—> n = 4, m = 5 là nghiệm duy nhất

E gồm C4H12N2 (0,05) và C5H12 (0,04)

—> mE = 7,28 và mC4H12N2 = 4,4

—> Nếu mE = 14,56 thì mC4H12N2 = 8,8 gam.

Xem đáp án và giải thích
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)


Đáp án:
  • Câu A. Fe, Cu.

  • Câu B. Cu, Fe.

  • Câu C. Ag, Mg.

  • Câu D. Mg, Ag.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới khả năng tạo kết tủa của ion kim loại và OH-
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch X gồm Al3+; Fe3+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol SO42-; 0,3 mol Cl-. Cho V lít dd NaOH 1M, vào dd X để thu được kết tủa lớn nhất khi giá trị V là:


Đáp án:
  • Câu A. 0.8

  • Câu B. 0.7

  • Câu C. 0.6

  • Câu D. 0.5

Xem đáp án và giải thích
Giá trị gân nhất của m
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X là este mạch hở, đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được muối Y và ancol Z (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hết lượng muối Y trên cần vừa đủ 0,3 mol O2, sản phẩm cháy thu được chứa 0,25 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol Z cần 0,4 mol O2 và thu được tổng số mol CO2 và H2O là 0,6 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 9

  • Câu B. 11

  • Câu C. 12

  • Câu D. 10

Xem đáp án và giải thích
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với: a) Nước. b) Axit clohiđric. c) Natri hiđroxit. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…