Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ: a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp. b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà. c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:

a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.

c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.


Đáp án:

a. Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc thiên nhiên như xenlulozơ, cao su, tinh bột. vv...

Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp nên như polietilen, cao su buna, nilon-6,6, vv...

Polime bán tổng hợp (nhân tạo) là polime do chế biến một phần polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat, vv...

b. Polime có cấu trúc điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định.

Polime cấu trúc không điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất định.

c. Polime mạch phân nhánh là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng phân nhánh như amilopectin, glicogen, vv...

Polime mạng không gian là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Thí dụ cao su lưu hóa, nhựa-bakelít, vv...

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 0,1 mol Ala-Glu tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol Ala-Glu tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

Muối gồm AlaK (0,1); GluK2 (0,1) => mmuối = 35 gam

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là:

Đáp án:
  • Câu A. a = 2b

  • Câu B. a = 3b

  • Câu C. b = 2a

  • Câu D. b = 4a

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: KBr, S, Si, SiO2, P, Na3PO4, Ag, Au, FeO, Cu, Fe2O3. Trong các chất trên số chất có thể oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol : Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol : Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?


Đáp án:

Tính oxi hóa Ag+ > Cu2+ > Pb2+ ⇒ Trình tự xảy ra sự khử ở catot là :

Ag+ + e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Pb2+ + 2e → Pb

Xem đáp án và giải thích
Chất vừa tác dụng được HCl và AgNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:

Đáp án:
  • Câu A. CuO, Al, Mg.

  • Câu B. Zn, Cu, Fe.

  • Câu C. MgO, Na, Ba.

  • Câu D. Zn, Ni, Sn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…