Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?


Đáp án:

+ Trong các hợp chất flo luôn có hóa âm vì không có phân lớp d và có độ âm điện lớn nhất nên chỉ khả năng thu thêm 1 electron mà không có khả năng cho 1 electron.

+ Các halogen khác có phân lớp d nên ở trạng thái kích thích thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi tham gia kết ngoài khả năng thu thêm 1 electron còn có khả năng cho một số electron lớp ngoài cùng để có số oxi hóa dương.

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g C ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g C ?


Đáp án:

nC =  0,3 mol

C + O2 --t0--> CO2

0,3 → 0,3 (mol)

Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Xem đáp án và giải thích
Nhận định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước. (2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. (3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. (4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và là cơ sở tạo nên protein. (5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen. (6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy. Số nhận định đúng là.

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thủy phân saccarozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, C=12, O=16, Ag=108)


Đáp án:
  • Câu A. 36,94 g

  • Câu B. 19,44 g

  • Câu C. 15,50 g

  • Câu D. 9,72 g

Xem đáp án và giải thích
Có các chất sau: axit sunfuric đặc, nước, kali clorua rắn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế hidro clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các chất sau: axit sunfuric đặc, nước, kali clorua rắn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế hidro clorua.


Đáp án:

Phương trình hóa học của phản ứng điều chế hidro clorua

2NaCltinh thể + H2SO4 đđ -to→ Na2SO4 + 2HCl

2KCl + 2H2O -đpdd có m.ngăn→ 2KOH + H2 + Cl2

H2 + Cl2 -as→ 2HCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…