a. Khối lượng các gốc glyxyl (từ glixin) chiếm 50% khối lượng tơ tằm(Fibroin). Hãy tính khối lượng glyxin mà các con tằm cần để tạo nên 1kg tơ b. Xác định phân tử khối gần đúng của protein X chứa 0,16% lưu huỳnh, biết rằng phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Khối lượng các gốc glyxyl (từ glixin) chiếm 50% khối lượng tơ tằm(Fibroin).

Hãy tính khối lượng glyxin mà các con tằm cần để tạo nên 1kg tơ

b. Xác định phân tử khối gần đúng của protein X chứa 0,16% lưu huỳnh, biết rằng phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh


Đáp án:

a. Để tạo nên 1 kg tơ tằm mà khối lượng glyxin chiếm 50% khối lượng tơ cần một lượng glyxin là 50:100.1 = 0,5 kg.

b. Phân tử khối của protein Mprotein = (32 : 0,16 )x 100 = 20000 (đvC)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 cho thấy

Đáp án:
  • Câu A. Sắt có thể tác dụng được với muối sắt

  • Câu B. Một kim loại có thể tác dụng được với muối clorua của nó

  • Câu C. Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+

  • Câu D. Fe2+ bị sắt kim loại khử thành Fe3+

Xem đáp án và giải thích
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?


Đáp án:

Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol

Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít

Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:

Áp dụng công thức: CM = 0,8M

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.


Đáp án:

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Thí dụ:

- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Xem đáp án và giải thích
Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là khí nào?


Đáp án:

Khí có thể thu được khi để đứng bình là những khí nặng hơn không khí, hay có khối lượng mol > 29 g/mol

MCO2 = 12+2.16 = 44 g/mol

MSO2 = 32+2.16 = 64 g/mol

MN2O = 14.2+16 = 44 g/mol

Xem đáp án và giải thích
Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là :


Đáp án:
  • Câu A. chúng thuộc loại cacbohidrat

  • Câu B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

  • Câu C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit

  • Câu D. Đều không có phản ứng tráng bạc

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…