Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?


Đáp án:
  • Câu A. [H+ ] = 0,10M Đáp án đúng

  • Câu B. [H+ ] < [NO3- ]

  • Câu C. [H+ ] < [NO3-]

  • Câu D. [H+ ] < 0,10M

Giải thích:

- Đáp án A

- Do HNO3 là chất điện li mạnh nên nó phân li hoàn toàn trong dung dịch

HNO3 → H+ + NO3-

0,1         0,1        0,1 (M)

⇒ [H+ ] = [NO3- ] = 0,1M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HCl, hoặc H2SO4 loãng, dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu.

- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch muối CuSO4 dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng. Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện. Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện. 1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên. 2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên. 3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.

Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện.

Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện.

1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên.

2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên.

3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm


Đáp án:

1. TN1:

Catot Cu (-)    <---  CuSO4 dd --> Anot graphit (+)

Cu2+, H2O                                         SO42-, H2O

Cu2+ + 2e  --> Cu                                2H2O  --> O2 + 4H+   + 4e

Phương trình điện phân: 2Cu2+   +   2H2O       ---đpdd---> 2Cu  +  4H+         + O2

Hiện tượng : Kim loại đồng bám vào catot bằng đồng

- Có khí thoát ra ở anot bằng graphit

- Màu xanh của dung dịch nhạt dần

Thí nghiệm 2 :

Catot graphit (-)                   <---  CuSO4 dd -->           Anot Cu (+)

Cu2+, H2O                                                                    SO42-, H2O

Cu2+dd + 2e  --> Cu catot                                      Cu anot  ---> Cu2+ dd + 2e

Phương trình điện phân:

Cu2+dd + Cuanot → Cucatot + Cu2+dd

Hiện tượng :

- Kim loại đồng bám vào catot bằng graphit

- Anot bằng đồng tan ra

- Màu xanh của dung dịch không đổi

2. Nồng độ H+ ở thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2 ⇒ pHTN1 < pHTN2

3. Nồng độ Cu2+ ở thí nghiệm 1 giảm , ở thí nghiệm 2 không đổi .

 

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m (g) Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V (l) khí H2 (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m (g) Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V (l) khí H2 (đktc). Tìm V?


Đáp án:

Ta có: nCr2O3 = 15,2/152 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

MAl = mhh - mCr2O3 = 23,3 - 15,2 = 8,1 (g) → nAl = 8,1/27 = 0,3 mol

Phản ứng: 2Al + Cr2O3 →t o 2Cr + Al2O3

                  0,2      0,1             0,2      0,1

Vậy hỗn hợp X gồm: Al dư: 0,3 - 0,2 = 0,1 mol; Cr: 0,2 mol; Al2O3: 0,1 mol.

Hỗn hợp X + dung dịch HCl:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,1                                    0,15

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

0,2                              0,2

⇒ nH2 = 0,15 + 0,2 = 0,35 mol → VH2 = 7,84 lít

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất rắn cho qua khí CO sau phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm ?

Đáp án:
  • Câu A. FeO, Cu, Mg.

  • Câu B. Fe, Cu, MgO.

  • Câu C. Fe, CuO, Mg.

  • Câu D. FeO, CuO, Mg.

Xem đáp án và giải thích
Biết 90 gam NaCl hòa tan trong 250 ml nước thì thu được dung dịch bão hòa (DH2O = 1 g/ml) ở 25oC. Tính độ tan trong nước của NaCl ở 25oC ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết 90 gam NaCl hòa tan trong 250 ml nước thì thu được dung dịch bão hòa (DH2O = 1 g/ml) ở 25oC. Tính độ tan trong nước của NaCl ở 25oC ?


Đáp án:

mH2O = D.V = 1. 250 = 250g

Công thức tính độ tan: S = mct/mdd .100 

Độ tan trong nước của NaCl ở 25oC là: S = (90.100)/250 = 36g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…