Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:
a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH,CH3COONH4, anbumin
b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh
- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ
- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.
CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O
Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí:
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
b. đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin
- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin
Hãy nêu những tính chất hoá học giống và khác nhau của bazơ tan (kiềm) và bazơ không tan. Dẫn ra thí dụ, viết phương trình hoá học.
- Giống nhau : Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Khác nhau : Bazơ tan (kiềm) có những tính chất như đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với dung dịch muối.
NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3
Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a) K + O2 → K2O
b) Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu
c) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4
Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ só nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng ( tùy chọn).
a) 4K + O2 → 2K2O
Số nguyên tử K : số phân tử O2 = 4:1
Số nguyên tử K : số phân tử K2O = 4:2 = 2:1
b) 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
Số nguyên tử Al : số phân tử CuCl2 = 2:3
Số phân tử CuCl2 : số phân tử AlCl3 = 3:2
c) 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3
Số phân tử NaOH : số phân tử Fe2(SO4)3 = 6:1
Số phân tử Na2SO4 : số phân tử 2Fe(OH)3 = 3:2
Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một ninapeptit có công thức là:
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin(Phe)?
Khi thủy phân không hoàn toàn Bradikinin có thể thu được 5 tripeptit có chứa Phe: Pro-Gly-Phe; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro; Ser-Pro-Phe;Pro-Phe-Arg
Câu A. 6
Câu B. 5
Câu C. 7
Câu D. 4
Hãy giải thích vì sao người ta thực hiện các quá trình sản xuất trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang)..
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
a) Phản ứng trong lò cao:
C + O2( k) → CO2 (k )
C + CO2 (k) → 2CO (k)
FeO + CO (k) → Fe + CO2 (k) ΔH> 0
Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). Tăng nồng dộ khí oxi và tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng thuận.
b) Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 (k) ΔH> 0
Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 — 950oC để sản xuất vôi sống. Yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng). Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet