Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome).
Sự trùng hợp | Sự trùng ngưng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn - Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền - Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác. - Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...) - Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng. |
Khi cho cùng một lượng kim loại M tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 đặc nóng thì khối lượng SO2 sinh ra gấp 48 lần H2 sinh ra. Mặt khác, khối lượng muối clorua bằng 31,75% khối lượng muối sunfat. Tìm M?
Ta có: khối lượng SO2 = m/2 .64 = 32m (g)
Khối lượng H2 = n/2 .2 = n (g)
Theo đề ra: 32m = 48n ⇒ m/n = 3/2
Vậy M có 2 hóa trị là 2 và 3.
Vậy M là Fe
Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2(ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).
Hãy chọn nguyên liệu (phân đoạn nào, ts) và phương pháp (chưng cất, crăckinh nhiệt, crăckinh xúc tác) thích hợp cho các mục đích ghi trong bảng sau
Mục đích | Nguyên liệu | Phương pháp |
Xăng cho mô tô, taxi | Dầu mỏ, phân đoạn xăng, ts = 50 – 200oC | Crakinh xúc tác |
Nhiên liệu cho máy bay phản lực | Dầu mỏ, phân đoạn xăng, ts = 170 – 270oC | Crakinh xúc tác |
Nhiên liệu cho động cơ diezen | Dầu mỏ, phân đoạn dầu diezen, ts = 250 – 350oC | Chưng cất |
Etilen, propilen | Dầu mỏ, phân đoạn khí và xăng, ts < 180oC | Chưng cất dưới áp suất cao, tách phân đoạn |
Hỗn hợp benzen, toluen, xilen | Than đá, phân đoạn sôi, ts = 80 -170oC | Chưng cất than đá. |
A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. Tìm a?
Theo bài ra, ta có M(A) = 14/0,15054 = 93
⇒ A là C6H5NH2
0,1 mol C6H5NH2 → 0,1 mol C6H2Br3NH2
a = 33 gam
Hãy giải thích các hiện tượng sau :
a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.
c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên
a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học
c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet