Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là
Câu A. Hematit.
Câu B. Manhetit.
Câu C. Pirit.
Câu D. Xiđerit.
Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
Câu A. Fe2O3.
Câu B. Fe3O4.
Câu C. FeO2.
Câu D. FeO.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu A. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.
Câu B. Crom(VI) oxit là oxit bazơ.
Câu C. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Câu D. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
Câu A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
Câu B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
Câu C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
Câu D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
Câu B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Câu C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
Câu D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
Câu A. FeS2.
Câu B. Fe3O4.
Câu C. Fe2O3.
Câu D. FeCO3.
Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Câu A. (1), (3), (4).
Câu B. (1), (2), (3).
Câu C. (1), (4), (5).
Câu D. (1), (3), (5).
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) KI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy phản ứng là
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 3
Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất (NH4)2Cr2O7 chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì?
Câu A. Đỏ
Câu B. Xanh- đỏ
Câu C. Xanh – đen
Câu D. Xanh
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
Câu A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
Câu B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
Câu C. Không có bọt khí bay lên.
Câu D. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB