Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
Câu A. FeS2.
Câu B. Fe3O4. Đáp án đúng
Câu C. Fe2O3.
Câu D. FeCO3.
Quặng hematit đỏ là Fe2O3
Quặng hematit nâu là Fe2O3.nH2O
Quặng xiđerit là FeCO3
Quặng manhetit là Fe3O4
Quặng pirit là FeS2
Cho 25,24 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2 mol/lít, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp X gồm NO và N2O (ở đktc). Tỉ khối của X so với hidro bằng 16,4. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: nX = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
nHNO3 = 0,85 . 2 = 1,7 mol
Ta có : nNO + nN2O = 0,25 (1)
30nNO + 44nN2O = 16,4.2.0,25 = 8,2 (2)
Từ (1), (2) => nNO = 0,2 mol và nN2O = 0,05 mol
Ta thấy đề có kim loại Al chắc chắn tạo ra NH4NO3
Kiểm tra có tạo ra NH4NO3 không?
Giả sử sản phẩm khử chỉ có 2 khí NO và N2O => nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O = 4.0,2 + 10.0,05 = 1,3 < 1,7 => tạo ra muối NH4NO3
Ta có: nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3
=>nNH4NO3 = (1,7 – 4.0,2 – 10.0,05) : 10 = 0,04 mol
Ta có: nNO3- = ne cho = ne nhận = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 3.0,2 + 8.0,05 + 8.0,04 = 1,32 mol
=>m muối = m kim loại + mNO3- + mNH4NO3 = 25,24 + 62.1,32 + 80.0,04 = 110,28g
Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:
Câu A. 2
Câu B. 4
Câu C. 3
Câu D. 1
Dựa vào bảng tính tan của một số hợp chất kim loại kiềm thổ (xem phần tư liệu), hãv xét xem phản ứng nào sau đây xảy ra:
Mg(OH)2 + Ca2+ → Ca(OH)2 + Mg2+.
Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+
Phản ứng xảy ra là :
Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+
Độ tan của Ca(OH)2 là 16.10-4 mol/100 g H2O còn Mg(OH)2 là 0,2.10-4 mol/100g H2O
⇒ Phản ứng diễn ra do tạo chất Mg(OH)2 là chất ít tan trong nước hơn nhiều so với Ca(OH)2
Câu A. có kết tủa
Câu B. có khí thoát ra
Câu C. có kết tủa rồi tan
Câu D. không hiện tượng
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Đồng phân ankin:
CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)
CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)
CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)
Đồng phân ankađien:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)
CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)
CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)
CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)
Kết luận:
- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.
- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.
- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.
- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.
- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB