Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Câu A. (1), (3), (4).
Câu B. (1), (2), (3).
Câu C. (1), (4), (5). Đáp án đúng
Câu D. (1), (3), (5).
Các dung dịch phản ứng được với Cu gồm: FeCl3, HNO3, hỗn hợp HCl và NaNO3
2FeCl3 + Cu → CuCl2 + FeCl2
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2+ 2NO + 4H2O
3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + NO + 2NaCl + 4H2O
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
Câu A. Cu + 2FeCl3 --> CuCl2 + 2FeCl2.
Câu B. Cu + 2AgNO3 --> Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu C. Fe + CuCl2 --> FeCl2 + Cu.
Câu D. Cu + 2HNO3 --> Cu(NO3)2 + H2.
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là?
Tơ nilon – 6,6 có công thức phân tử [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n ,
Số lượng mắt xích là: 27346/226 = 121
Tơ capron: [-NH-(CH2)5-CO-]n
Số mắt xích là: 17176/113 = 152
Người ta nói rằng những chất vật lí chung của kim loại, như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim chủ yếu là do những electron tự do trong kim loại gây ra. Đúng hay sai? Hãy giải thích
Đúng, do electron tự do là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, có ánh kim. Tuy nhiên các tính chất vật lí của kim loại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Hãy giải thích các hiện tượng sau :
a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.
c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên
a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học
c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein
Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.
Muối ăn | Đường | Than | |
Màu | Trắng | Nhiều màu | Đen |
Vị | Mặn | Ngọt | Không |
Tính tan | Tan | Tan | Không |
Tính cháy | Không | Cháy | Cháy |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet