Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.



Đáp án:

Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-

Thêm vài giọt dd H2SOđặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó chiếm bao nhiêu?


Đáp án:

Độ dinh dưỡng 55% ⇒ %K2O = 55%

2KCl           →           K2O

149           →           94 (gam)

55%. 149/94 = 87,18%           ←           55%

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 1,1M thu được dung dịch X chứa a gam muối và 3,584 lít (đktc) gồm khí N2, N2O có tỉ khối hơi với hidro là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 1,1M thu được dung dịch X chứa a gam muối và 3,584 lít (đktc) gồm khí N2, N2O có tỉ khối hơi với hidro là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?


Đáp án:

Giải

Ta có: n HNO3 = 2,42 mol; n hh khí = 0,16 mol

Sử dụng phương pháp đường chéo ta có: nN2 = 0,06 mol; nN2O = 0,1 mol

Ta thấy Al => có sản phẩm khử là NH4NO3

Mở rộng: Al, Zn, Mg tác dụng với HNO3 => sp khử có NH4NO3

BTNT N ta có: n HNO3 = 2nN2 + 2nN2O + 10nN2 + 8nN2O + 2nNH4NO3 + 8nNH4NO3

→ n HNO3 = 12nN2 + 10nN2O + 10nNH4NO3        

→ 2,42 = 12.0,06 + 10.0,1 + 10nNH4NO3

→ n NH4NO3 = 0,07 mol

BT e ta có: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3

→ nAl = (10.0,06 + 8.0,1 + 8.0,07):3 = 49/75 mol = nAl(NO3)3

→ a = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 213.(49/75) + 80.0,07 = 144,76g

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện của phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ?

Đáp án:
  • Câu A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.

  • Câu B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.

  • Câu C. Cho CaO vào nước dư.

  • Câu D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,78 gam. Giá trị của m là :

Đáp án:
  • Câu A. 1,95

  • Câu B. 1,54

  • Câu C. 1,22

  • Câu D. 2,02

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào?


Đáp án:

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp thổi không khí khô.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…