Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi: a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH? b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3? Viết các phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi:

a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH?

b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3?

Viết các phương trình hóa học

 

Đáp án:

a) Chất có nhóm – OH: rượu etylic (C2H5OH), CH3COOH.

Chất có nhóm – COOH: axit axetic (CH3COOH).

b) - Chất tác dụng được với K: rượu etylic và axit axetic:

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2

- Chất tác dụng được với Zn: CH3COOH

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

- Chất tác dụng được với NaOH : axit axetic và chất béo :

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa

- Chất tác dụng với K2CO3: CH3COOH

2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2↑ + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có các phát biểu sau: (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol. (b) Fructozơ có nhiều trong mật ong. (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit. (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo. (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các phát biểu sau:

     (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.

     (b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.

     (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.

     (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.

     (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

     (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

     (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.

     (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.

(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.

(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.

(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.

(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.

Số phát biểu đúng là 4.

Xem đáp án và giải thích
Một học sinh làm thí nghiệm như sau: (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch. (2). Đun sôi nước. (3).Đốt một mẫu cacbon. Hỏi: a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì? b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái? c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

   (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.

   (2). Đun sôi nước.

   (3).Đốt một mẫu cacbon.

   Hỏi:

   a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?

   b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?

   c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?


Đáp án:

  a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.

   Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.

   TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2

   TN3: C + O2 → CO2

   b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

   c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng giữa amin với dung dịch axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,5

  • Câu B. 1,4

  • Câu C. 2,0

  • Câu D. 1,0

Xem đáp án và giải thích
Có hai dung dịch sau : a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+. b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai dung dịch sau :

a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.

b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.


Đáp án:

a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.

                                 CH3COOH              <-------->         CH3COO-         +       H+

Trước điện li                   0,1                                                      0                          0

Điện li                             x                                                         x                          x

Sau điện li                       0,1 - x                                                x                          x

Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,75.10-5

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6

⇒ x = 1,32.10-3

⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít

b) Xét 1 lít dung dịch NH3    

                                        NH3                           +                 H2O              <-------->         NH4+          +             OH-

Trước điện li                   0,1                                                      0                          0

Điện li                             x                                                         x                          x

Sau điện li                       0,1 - x                                                x                          x

Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,8.10-5   

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6

⇒ x = 1,34.10-3

⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với dd Br2
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…