Cho biết điểm khác nhau cơ bản nhất về thành phần nguyên tố của protein so với cacbohiđrat và lipit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết điểm khác nhau cơ bản nhất về thành phần nguyên tố của protein so với cacbohiđrat và lipit.



Đáp án:

Ngoài các nguyên tố C, H, O, tất cả các protein còn chứa N.

 




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe203 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe203 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.


Đáp án:

Khối lượng Fe203 trong quặng : 200 x 30/100 = 60 tấn

Khối lượng Fe203 tham gia phản ứng : 60x96/100 = 57,6 tấn

Phương trình của phản ứng luyện gang :

Fe203 + 3CO → 2Fe + 3C02

mFe = x gam

Theo phương trình ta có: Cứ 160g Fe2O3 thì tạo ra 112g Fe

⇒ Khối lượng của Fe2O3 = 57,6

⇒ x = 57,6x112/160 = 40,32 tấn

Lượng sắt này hoà tan một số phụ gia (C, Si, P, S...) tạo ra gang. Khối lượng sắt chiếm 95% gang. Vậy khối lượng gang là : 40,32x100/95 = 42,442 tấn

Xem đáp án và giải thích
Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a có giá trị là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a có giá trị là bao nhiêu?


Đáp án:

Thủy phân: 7,612 gam X + 2x mol KOH → Y (gồm cả muối + ancol).

Đốt Y + O2 → x mol K2CO3 + 0,198 mol CO2 + 0,176 mol H2O.

+ Bảo toàn C có nC trong X = nC trong Y = 0,198 + x mol.

+ Bảo toàn H có nH trong X = nH trong Y – nH trong KOH = 0,352 – 2x mol.

+ O trong X theo cụm –COO mà n–COO = nKOH = 2x mol → nO trong X = 4x mol.

Tổng lại: m= m+ m+ mO = 7,612 gam. Thay vào giải x = 0,066 mol.

→ nKOH = 2x = 0,132 mol → a = 0,132: 0,08 = 1,65M.

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc), tìm V?


Đáp án:

mAl trước pư = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam

nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

2Al    + Cr2O      -->   Al2O3  + 2Cr

0,2          0,1                     0,1          0,2

Hỗn hợp X ; 0,1 mol Al dư, 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Cr

Al   + 3HCl      -->  AlCl3   +  3/2H2

0,1                                             0,15

Cr       + 2HCl     --> CrCl2      + H2

0,2                                                 0,2

V = (0,15 + 0,2 ) .22,4 = 7,84 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu- mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)

Xem đáp án và giải thích
Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?


Đáp án:

Do nhiệt độ sôi của nư­ớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nư­ớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n­ước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…