Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào  để khử độc thủy ngân?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào  để khử độc thủy ngân?


Đáp án:

Vì Hg độc nhưng khi Hg + S → HgS (không độc)

=> Dùng bột lưu huỳnh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B. a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A. c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.


Đáp án:

a)

Số mol Al: 2,97/27 = 0,11 mol; số mol S: 4,08/32 = 0,1275 mol

                                           2Al   +  3S     --t0--> Al2S3

Trước pu:                            0,11       0,1275             0

Phản ứng:                           0,085       0,1275           0,0425

Sau pu:                               0,025          0                   0,0425

                                       2Al dư + 6HCl      --> 2AlCl3  +  3H2

                                         0,025                                            0,0375

                                       Al2S3        + 6HCl        ---> 2AlCl3        +    3H2S

                                        0,0425                                                           0,1275

b)

Hỗn hợp rắn A: Al2S3 0,0425 mol; Al 0,025 mol

mAl dư = 0,025.27 = 0,675 (gam); mAl2S2 = 0,0425.150 = 6,375 (gam)

c)Từ (2) ⇒ nH2= 0,0375 (mol) ⇒ VH2 = 0,0375.22,4 = 0,84 (lít)

Từ (3) ⇒ nH2S = 0,1275 (mol) ⇒ VH2S = 0,1275.22,4=2,856 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?


Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3, KMnO4, Cu;

  • Câu B. Fe, CuO, Ba(OH)2;

  • Câu C. CaCO3; H2SO4, Mg(OH)2;

  • Câu D. AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4.

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 5,60.

  • Câu B. 12,24.

  • Câu C. 6,12.

  • Câu D. 7,84.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu gì?


Đáp án:

Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen.

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại: Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa - khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các kim loại: Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa - khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa


Đáp án:

Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử:

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…