Nguyên tố Al
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 25,0

  • Câu B. 12,5.

  • Câu C. 19,6.

  • Câu D. 26,7. Đáp án đúng

Giải thích:

Bảo toàn nguyên tố: nAl = nAlCl3 = 0,2 mol ⇒ m = 26,7g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2Na vào các cột thích hợp trong bảng sau: Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2Na vào các cột thích hợp trong bảng sau:

 

Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ
Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
   

Đáp án:

Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ
Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
C6H6 C2H6O CaCO3
C4H10 CH3NO2 NaNO3
  C2H3O2Na NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau. Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 35 Lá 62 4 2M 50 Bột 15 5 2M 35 Bột 45 6 3M 50 Bột 11 Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng: a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ? b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc? c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s)
1 1M 25 190
2 2M 25 Bột 85
3 2M 35 62
4 2M 50 Bột 15
5 2M 35 Bột 45
6 3M 50 Bột 11
 

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?


Đáp án:

So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:

a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO.

b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.

c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào: a) Bị nhiệt phân huỷ? b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Bị nhiệt phân huỷ?

b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?


Đáp án:

a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2

b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa?


Đáp án:

Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử :

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A. a) Tính khối lượng kết tủa thu được. b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được.

b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?


Đáp án:

a) Số mol CaO là nCaO = 0,05 mol

Số mol CO2 là nCO2 = 0,075 mol

nCaCO3 = nCO2 pư = nCa(OH)2 = 0,05 mol

nCO2 dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)

CaCO3 tạo thành 0,05 (mol) bị hòa tan 0,025 (mol)

Số mol CaCO3 còn lại 0,05 – 0,025 = 0,025 (mol)

Khối lượng CaCO3 là m = 0,025. 100 = 2,5 (g)

b. Khi đun nóng dung dịch A

Khối lượng kết tủa tối đa thu được là m = (0,025 + 0,025).100 = 5g

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…