Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 69,56% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 69,56% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là gì?


Đáp án:

%mBr(Y) = [2.80.100%] : [X + 162] = 69,56%

⇒ X = 68 ⇒ X: C5H8

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng: 6CO2+6H2O ------anhsangclorophin---> C6H12O6+6O2; ΔH=2813kJ Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng ( từ 6h đến 17 h), diện tích lá xanh là 1 m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:

Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng ( từ 6h đến 17 h), diện tích lá xanh là 1 mthì khối lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?


Đáp án:

Thời gian từ 6h đến 17h đổi ra phút:

(17-6).60 = 660 (phút)

Tổng năng lượng 1m2 lá xanh nhận được trong một ngày:

660.10 000.2,09= 13 794 000 (J)

- Năng lượng sử dụng vào quá trình tổng hợp glucozơ

= 1 379 400 ( J )= 1379,4 kJ

- Khối lượng glucozơ đuợc tạo thành:

 = 88,26 (g).




Xem đáp án và giải thích
Trong tự nhiên, một số phi kim như carbon, nitrogen, oxygen tồn sao tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất, còn các halogen đều chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Vì có sự khác biệt này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong tự nhiên, một số phi kim như carbon, nitrogen, oxygen tồn sao tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất, còn các halogen đều chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Vì có sự khác biệt này?


Đáp án:

Trong tự nhiên, các halogen tồn tại ở dạng hợp chất vì các halogen có tính oxi hóa mạnh nên phản ứng với các chất trong tự nhiên tạo ra hợp chất.

Xem đáp án và giải thích
Vật liệu được dùng để chế tạo ruột bút chì là gì?
- Tự luận
Câu hỏi:

Vật liệu được dùng để chế tạo ruột bút chì là gì?


Đáp án:

Vật liệu được dùng để chế tạo ruột bút chì là than chì.

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tìm tỉ khối của Y so với H2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tìm tỉ khối của Y so với H2


Đáp án:

A + H2SO4 → Hỗn hợp khí ⇒ Fe dư; khí Y gồm: H2 ( x mol) và H2S (y mol)

⇒ x + y = 0,1 mol (1)

Bảo toàn S: nH2S = nFeS = nS = y mol

nFe dư = nH2 = x

Bảo toàn Fe: nFe = nFeS + nFe dư = x + y

mX = 56(x + y ) + 32y = 7,2g (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,05 mol; y = 0,05 mol

MY = mY : nY = (0,05.2 + 0,05.34) : 0,1 = 18 ⇒ dY/H2 = 9

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là


Đáp án:

BTO: nX = 0,04

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy

=> a = 35,6

Ta có: nNaOH = 3nX = 0,12 mol

nC3H5(OH)3 = nX = 0,04 mol

BTKL ta có: b = a + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 36,72g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…