Hòa tan 5,6 gam Fe vào H2SO4 loãng, rất dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,5M. Tính V.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 5,6 gam Fe vào H2SO4 loãng, rất dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,5M. Tính V.


Đáp án:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,1mol

10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

   0,1

BTe => nFe = 0,1 => nFe2+ = 0,1mol

nFe2+ = 5nKMnO4 => nKMnO4 = 0,02 mol

=> V = 0,04 lít = 40 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò: a) Chất oxi hóa; b) Chất khử. Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò:

a) Chất oxi hóa;

b) Chất khử.

Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.


Đáp án:

a) Axit HCl là chất oxi hóa:

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

b) Axit HCl là chất khử:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a) Tính thể tích oxi(đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên. b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy.

   a) Tính thể tích oxi(đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên.

   b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.


Đáp án:

mC = (1000.95)/100 = 950g => nC = 79,17 mol

C  +   O2     --> CO2

79,17   ?             ?

=> nO2 = (79,17.1)/1 = 79,17 mol

   a) VO2 = nO2.22,4 = 79,17.22,4 = 1773,4(l)

   b) nCO2 = nO2 = 79,17(mol) → VCO2 = VO2 = 1773,4(l)

Xem đáp án và giải thích
Poime thiên nhiên
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các polime : tơ visco, len, tơ tằm , tơ axetat, bông, tinh bột. Số polime thiên nhiên là :

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm? a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2. b) 2H2O → 2H2 + O2. c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm?

a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

b) 2H2O → 2H2 + O2.

c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.


Đáp án:

Phản ứng hóa học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là: a) và c)

Xem đáp án và giải thích
Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen: a) Nhiệt độ nóng chảy b) Nhiệt độ sôi. c) Màu sắc. d) Độ âm điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen:

a) Nhiệt độ nóng chảy

b) Nhiệt độ sôi.

c) Màu sắc.

d) Độ âm điện.


Đáp án:

a) Nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần từ F2 -> I2.

b) Nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 -> I2.

c) Màu sắc đậm dần từ F2 -> I2.

d) Độ âm điện giảm dần từ F2 -> I2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…