Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.


Đáp án:

Cho bột kim loại sắt có lẫn nhôm vào dung dịch NaOH dư, chỉ có nhôm phản ứng, sắt sẽ không phản ứng

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

Sau khi khí bay ra hết, tức nhôm đã phản ứng hết, lọc dung dịch sau phản ứng thấy còn chất rắn không tan, đó là sắt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3,cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3,cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 3,42 gam.

  • Câu B. 2,94 gam.

  • Câu C. 9,9 gam.

  • Câu D. 7,98 gam.

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?


Đáp án:

Al & Fe2O3    --> X       ---+HNO3---> Al3+ & Fe3+

⇒ Chỉ có Al thay đổi số oxi hóa trong quá trình. Bảo toàn e ta có:

nAl = nNO = 0,06 mol ⇒ mAl = 1,62g

Xem đáp án và giải thích
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Khi đốt cháy E ta tính được CO2: 2,17 mol; H2O: 1,52 mol Þ nO (E) = 1,04 mol

Đặt số mol của (X, Y), Z, T lần lượt là a, b, c mol Þ 2a + 2b + 4c = 1,04 (1)

và (k + 1 – 1).a – b + (2k + 2 – 1).c = 2,17 – 1,52 Þ (ka + 2kc) – b + c = 0,65 (2) với ka + 2kc =

Khi cho F tác dụng với NaOH thì: a + 2c = 0,4 (3) và Mmuối = 104,75

Þ 2 muối đó là C2H5COONa (0,15 mol) và C3H7COONa (0,25 mol)

Từ (1), (2), (3) suy ra: a = 0,16; b = 0,12; c = 0,12

Theo BTKL: 47,02 + 0,4.40 = 41,9 + 0,16.18 + 0,24.MT Þ MT = 76: C3H6(OH)2

Theo các dữ kiện tính được suy ra: X là C3HxO2 (0,03 mol) và Y là C4HyO2 (0,13 mol)

Theo BTNT H: 0,03x + 0,13y + 0,12.8 + 0,12.(x + y – 2 + 6) = 1,52.2 Þ x = y = 4

Vậy T là C2H3-COO-C3H6-OOC-C3H3 (0,12 mol) Þ %mT = 51,44%.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai ?

Đáp án:
  • Câu A. Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn được dùng chế tạo tên lửa.

  • Câu B. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.

  • Câu C. Dung dịch natri cacbonat được dùng để làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời.

  • Câu D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng đơn chất.

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau: a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.


Đáp án:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa:

3O2 + 4Al → 2Al2O3 ;

O3 + 2Al → Al2O3

Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: 2Ag + O3 → Ag2 O + O2

Oxi không phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

b)

H2O  +  CO   ---t0---> H2 + CO2

H2O2   +  CO   ---t0 thường---> H2O  + CO2

H2O và H2O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2O2 oxi hóa mạnh hơn H2O.

H2O2 là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2O và O2 .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…