Một oxit tạo thành bởi mangan và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55:24. Hãy xác định công thức phân tử của oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một oxit tạo thành bởi mangan và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55:24. Hãy xác định công thức phân tử của oxi.


Đáp án:

  Gọi công thức tổng quát của oxit: MnxOy

   Theo đề bài ta có: mMn/mO = 55x/16y = 55/24

=> x/y = 2/3

   Vậy công thức phân tử của oxit là Mn2O3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4. Viết các Phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:

NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4. Viết các Phương trình hóa học.


Đáp án:

Nhận biết các dung dịch NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc và đưa vào mẫu thử trên, mẫu thử có khói trắng xuất hiệu là dung dịch NH3.

NH3+HCl→NH4 Cl

Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào 3 mẫu thử còn lại.

Mẫu sủi bọt mùi khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4.

(NH4 )2SO4+Ba(OH)2 →BaSO4+2NH3+2H2O

Mẫu sủi bọt khí mùi khai là dung dịch NH4 Cl

2NH4 Cl+Ba(OH)2→BaCl2+2NH3+2H2O

Mẫu tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4

Na2SO4+Ba(OH)2→BaSO4+2NaOH

Xem đáp án và giải thích
Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO2, PbO, K2O, BaO, N2O5, Fe2O3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO2, PbO, K2O, BaO, N2O5, Fe2O3

 

Đáp án:

Những oxit tác dụng với nước : SO2, K2O, BaO, N2O5.

Oxit tác dụng với nước tạo axit tương ứng :

: Axit sunfurơ

: Axit nitric

Oxit tác dụng với nước tạo bazơ tương ứng :

: Kali hiđroxit

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định phản ứng mà C thể hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng


Đáp án:
  • Câu A. a

  • Câu B. b

  • Câu C. c

  • Câu D. d

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau: a)Ca → CaO → Ca(OH)2 b)Ca → Ca(OH)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:

   a) Ca → CaO → Ca(OH)2

   b) Ca → Ca(OH)2


Đáp án:

   a, 2Ca + O2 → 2CaO

   CaO + H2O → Ca(OH)2

   b, Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

Lấy mẫu thử từng chất và đánh số thứ tự. Hòa tan các mẫu thử vào H2O rồi thử các dung dịch:

- Dùng quỳ tím cho vào từng mẫu thử

    + Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh đó là NaOH và Ba(OH)2.

    + Còn lại là NaCl không có hiện tượng.

- Cho H2SO4 vào các mẫu thử NaOH và Ba(OH)2

    + Mẫu nào có kết tủa trắng đó là sản phẩm của Ba(OH)2

    PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ trắng + 2H2O

    + Còn lại là NaOH.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…