Thủy phân este có công thức phân tử C4H6O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
Câu A. etyl axetat
Câu B. rượu etylic. Đáp án đúng
Câu C. rượu metylic.
Câu D. axit fomic
Phân tích: Thủy phân este no, đơn chưc thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y nên X phải là rượu và Y là axit. Vậy ta có thể loại được đáp án A và D Nếu X là rượu metylic thì thì este có CTCT là C2H5COOCH3. Ta nhận thấy từ CH3OH không thể điều chế trực tiếp ra C2H5COOH nên loại đáp án C; Nếu X là rượu etylic thì este có CTCT là CH3COOC2H5. Ta nhận thấy từ C2H5OH có thể điều chế được trực tiếp ra CH3COOH nên chọn đáp án B; C2H5OH + O2 ® (men giấm) CH3COOH + H2O.
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.
a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm.
-Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.
-Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
a) S + O2 --t0--> SO2
b) nS =0,05 mol.
Theo phương trình trên, ta có:
nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol.
⇒ VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 l.
⇒ VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 l
Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là
⇒ Vkk = 5VO2 = 5.1,12 = 5,6 l
Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 2,912/22,4 = 0,13 (mol).
Đặt hoá trị của M là n, khối lượng mol là M. Số mol của M: nM = (2/n). 0,13 = 0,26/n.
Ta có: 7,28 = (0,26/n). M nên M = 28n.
Chỉ có n = 2; M = 56 thoả mãn. M là kim loại sắt.
Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no. Xác định tên axit đó?
nglixerol = 0,1mol
mmuối = 83,4 : 3 = 27,8g
⇒ Mmuối = 27,8: 0,1 = 278
⇒ Maxit = 278 -22 = 256 (panmitic)
Chia 7,8 gam hỗn hợp ancol etylic và ancol đồng đẳng R-OH thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na (dư) thu được 1,12 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với 30 gam CH3COOH (có mặt H2SO4 đặc). Tính tổng khối lượng este thu được, biết hiệu suất phản ứng este hoá đều bằng 80%.
Gọi CTPT chung của hỗn hợp 2 ancol là ROH
Phần 1: nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol → nROH = 2nH2 = 2. 0,05 = 0,1 mol
MROH = 3,9/0,1 = 39 → R = 39 - 17 = 22
nCH3COOH = 0,5 ⇒ nCH3COOR = nROH = 0,1 mol
→ meste = 0,1.(15 + 44 + 22).0,8 = 6,48 g.
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn
1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp
2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính
a. oxi hóa mạnh nhất?
b. oxi hóa yếu nhất ?
c. Khử mạnh nhất?
d. Khử yếu nhất?
1. Ag+ + e → Ag
Fe2+ + 2e → Fe
Zn2+ + 2e → Zn
2. Chất oxi hóa mạnh nhất: Ag+
Chất oxi háo yếu nhất: Zn2+
Chất khử mạnh nhất: Zn
Chất khử yếu nhất: Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB