Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?


Đáp án:

Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp kim loại gồm 5,4 gam Al và 2,3 gam Na tác dụng với nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn còn lại là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp kim loại gồm 5,4 gam Al và 2,3 gam Na tác dụng với nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn còn lại là:


Đáp án:

Na (0,1 mol) → NaOH (0,1 mol) + Al dư (0,1 mol)

m rắn = 0,1 .27 =2,7 g

Xem đáp án và giải thích
Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là


Đáp án:

M = 32/23,53% = 136 => CTPT: C8H8O2

nE < nNaOH < 2nE => E gồm este của ancol và este của phenol

Sản phẩm có 2 muối nên E gồm HCOOCH2C6H5 và HCOOC6H4CH3

nHCOONa = nE = 0, 04 ⇒ mHCOONa = 2,72gam

Xem đáp án và giải thích
NaF là chất điện li mạnh, HF là chất điện li yếu. Bằng phương pháp thực nghiệm nào có thể phân biệt được chúng? Mô tả phương pháp đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 NaF là chất điện li mạnh, HF là chất điện li yếu. Bằng phương pháp thực nghiệm nào có thể phân biệt được chúng? Mô tả phương pháp đó.


Đáp án:

Lấy hai cốc đựng hai dung dịch trên có cùng nồng độ lắp vào bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dung dịch (hình 1.1) SGK, nối các đầu dây dẫn điện với cùng nguồn điện bóng đèn ở cốc nào cháy sáng hơn là NaF ( NaF là chất điện li mạnh); bóng đèn ở cốc nào cháy yếu hơn là HF (HF là chất điện li yếu).

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g a) Hãy viết phương trình hóa học. b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g

a) Hãy viết phương trình hóa học.

b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (1)

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (2)

b)

nhh = 0,025 mol

nBr2 = 0,035 mol

Gọi nC2H4 = x mol, nC2H2 = y.

nhh khí = x + y = 0,025.

Theo pt: nBr2(1) = nC2H4 = x mol, nBr2 (2) = 2. nC2H2= 2.y mol

⇒ nBr2 = x + 2y = 0,035.

b) Phần trăm thể tích mỗi khí:

Giải hệ phương trình ta có x = 0,015, y = 0,01.

%VC2H4 = (0,015.100%)/0,025 = 60%

=> VC2H2 = 40%

 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều được tạo bởi axit cacboxylic với ancol và đều có phân tử khối nhỏ hơn 146. Đốt cháy hoàn toàn a mol E, thu được 0,96 mol CO2 và 0,78 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 42,66 gam E cần vừa đủ 360 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp ancol và 48,87 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của este có số mol lớn nhất trong E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều được tạo bởi axit cacboxylic với ancol và đều có phân tử khối nhỏ hơn 146. Đốt cháy hoàn toàn a mol E, thu được 0,96 mol CO2 và 0,78 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 42,66 gam E cần vừa đủ 360 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp ancol và 48,87 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của este có số mol lớn nhất trong E là


Đáp án:

nNaOH = 0,72 —> nO(E) = 1,44

E chứa C (u), H (v) và O (1,44)

—> mE = 12u + v + 1,44.16 = 42,66

nC/nH = u/v = 0,96/(0,78.2)

—> u = 1,44; v = 2,34

Dễ thấy E có nC = nO và các este trong E đều có M < 146 nên E gồm:

HCOOCH3 (x)

(HCOO)2C2H4 (y)

(COOCH3)2 (z)

nC = 2x + 4y + 4z = 1,44

mE = 60x + 118y + 118z = 42,66

Muối gồm HCOONa (x + 2y) và (COONa)2 (z)

m muối = 68(x + 2y) + 134z = 48,87

—> x = 0,18; y = 0,225; z = 0,045

Este có số mol lớn nhất là (HCOO)2C2H4

—> %(HCOO)2C2H4 = 118y/42,66 = 62,24%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…