Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl. Giải thích: a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol? b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.

Giải thích:

a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?

b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?


Đáp án:

a) Khả năng phân li cho proton H+ tùy thuộc vào sự phân cực của liê kết –O-H (xem SGK)

Các nhóm hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm tăng độ phân cực của liên kết – O- H ⇒ H linh động hơn ⇒ tính axit tăng.

Các nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm giảm độ phân cực của liên kết – O –H ⇒ H kém linh động hơn ⇒ tính xaait giảm

Dựa trên đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron, ta thấy liên kết – O –H trong phân tử axit phân cực nhất rồi đến phenol và cuối cùng là ancol etylic.

b) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic cao hơn so với anđêhit, xeton và ancol có cùng số cacbon vì axit tạo được liên kết hidro liên phân tử bền vững hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong các chất sau đây: a) C2H5OH. b) CH3COOH. c) CH3CH2CH2OH. d) CH3CH2COOH. Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các chất sau đây:

a) C2H5OH.

b) CH3COOH.

c) CH3CH2CH2OH.

d) CH3CH2COOH.

Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Chất tác dụng với Na là: a, b, c, d (do có gốc OH).

Chất tác dụng với NaOH là: b, d (do có gốc COOH).

Chất tác dụng với Mg là: b, d (do có gốc COOH).

Chất tác dụng với CaO là: b, d (do có gốc COOH).

Phương trình phản ứng:

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.


Đáp án:

Chia nhỏ các dung dịch thành các phần có đánh số thứ tự. Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra:

    Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

    Và các hiện tượng sau:

    - Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2

    - Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2:

    FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

    - Cốc có kết tủa xanh là CuSO4: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4

    - Cốc có kết tủa trắng không tan và có khí thoát ra có mùi khai là (NH4)2SO4:

    (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + BaSO4↓ + 2H2O

    - Cốc có kết tủa trắng là MgCl2: MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2

    - Cốc còn lại là dung dịch NaCl.

Xem đáp án và giải thích
Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?


Đáp án:

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,58 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO3 dư thu được 0,04 mol NO và 0,06 mol NO2 và dung dịch chứa m gam muối nitrat (không có NH4NO3).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,58 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO3 dư thu được 0,04 mol NO và 0,06 mol NO2 và dung dịch chứa m gam muối nitrat (không có NH4NO3). Tìm m?


Đáp án:

ne = 0,04.3 + 0,06.1 = 0,18 (mol)

ne = nNO3- (muối) ⇒ m = 3,58 + 62.0,18 = 14,74 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra

b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A

c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu


Đáp án:

a. Phương trình hóa học

(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol

=> mFe2O3 = mhỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%

c.

Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol

=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…