Hòa tan m (g) hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 4,48 (l) khí (đktc). Gíá trị của m là:
Câu A. 7,3
Câu B. 5,84 Đáp án đúng
Câu C. 6,15
Câu D. 3,65
BT: electron ta có: 3nAl + nNa = 2nH2 Þ 3x + 2x = 0,4 Þ x = 0,08 mol; Þ m = 27nAl + 23nNa = 5,84g.
NaOH có thể được điều chế bằng:
a) Một phản ứng hóa hợp.
b) Một phản ứng thế.
c) Một phản ứng trao đổi.
- Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên.
- Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng điều chế NaOH
a) Một phản ứng hóa hợp: Na2O + H2O -> 2NaOH.
b) Một phản ứng thế: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
c) Một phản ứng trao đổi: Na2CO3 + Ba(OH)2 -> 2NaOH + BaCO3
ở phản ứng b) là phản ứng oxi hóa-khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng; phản ứng a) và c) không là phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)?
Câu A. Ion Br- bị oxi hóa
Câu B. Ion Br- bị khử
Câu C. Ion K+ bị oxi hóa
Câu D. Ion K+ bị khử
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất : isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B) ; metyl phenyl ete (C)
a) Gọi tên khác của mỗi chất.
b) Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích.
a) Tên khác của A : cumen (2-phenylpropan) ;
B: phenylmetanol ( phenylcacbinol)
C: anisol
b) Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi :
Do A, B, C có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng khác nhau về khả năng tạo liên kết hiđro và độ phân cực ; A, C không tạo được liên kết hiđro ; C phân cực hơn A; B tạo được liên kết hiđro.
Hãy viết ba phương trình hóa học của phản ứng trao đổi giữa axit clohiđric với ba loại hợp chất khác nhau.
Ba phản ứng trao đổi giữa axit HCl với ba hợp chất khác nhau:
HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3
2HCl + CaO -> CaCl2 + H2 O
2HCl + Ba(OH)2 -> BaCl2 + 2H2O.
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng bao nhiêu?
mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol
nNO = x mol; nNO2 = y mol
Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2
0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol
=> M(trung bình) = (0,01.30 + 0,02.46)/(0,01 + 0,02) = 40,67
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet