Thực hiện 5 thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4. (e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện 5 thí nghiệm sau: 

(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.

(d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4

(e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 


Đáp án:

(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

(b) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O  3NH4Cl + Al(OH)3.

(c) Ba + H2O + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 + H2

(d) BaCO3 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.

(e) NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3 + H2O. 

=> Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 4.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.



Đáp án:

X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chí đóng góp 1 gốc vào phân tử X.

Nên xuất phát từ tripeptit: DCA

Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D : BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A ; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là : BDCAE.




Xem đáp án và giải thích
Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra: a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron. b) Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron. c) Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri. (xem sơ đồ trong Bai 4 - SGK).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra:

   a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron.

   b) Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron.

   c) Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri. (xem sơ đồ trong Bai 4 - SGK).


Đáp án:

a)

Nguyên tố Lớp electron

Nitơ

Neon

Silic

Kali

2 lớp electron

2 lớp electron

3 lớp electron

4 lớp electron

 

   b) Nguyên tử có cùng số electron: nitơ, neon.

   c) Nguyên tử sillic có cùng số lớp electron như nguyên tử natri. (3 lớp e)

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Tìm m?


Đáp án:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.

CH2[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2[CHOH]4COOH + 2HBr

nC6H12O6 = nBr2 = 0,5 mol. mC6H12O6 = 0,5 × 180 = 90 gam.

mxenlulozơ = 162n/180n .90 . 100/50 = 162 gam.

Xem đáp án và giải thích
m (g) rắn kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

Đáp án:
  • Câu A. 29,55 gam

  • Câu B. 39,40 gam

  • Câu C. 23,64 gam

  • Câu D. 19,70 gam

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách nào?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…