Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etanol, fomalin, axeton, axit axetic.
b) Phenol, p – nitrobenzanđehit, axit benzoic.
a) Dùng quỳ tím nhậ biết được axit axetic vì quỳ tím hóa đỏ.
Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
Dùng Na nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2. Mẫu còn lại là axeton.
b) Dùng quỳ tím nhận biết được axit bezoic vì làm quỳ tím hóa đỏ.
Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được p – nitrobenzenđehit vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là phenol.
p-NO2-C4H6CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → P-NO2-C4H6COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Bằng những phương pháp nào người ta có thể điều chế Cu từ dung dịch Cu(NO3)2, Ca từ dung dịch CaCl2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)
Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).
Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Câu A. Nồng độ.
Câu B. Nhiệt độ.
Câu C. Áp suất.
Câu D. Sự có mặt chất xúc tác.
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.
Thí nghiệm | Nồng độ axit | Nhiệt độ (ºC) | Sắt ở dạng | Thời gian phản ứng xong (s) |
1 | 1M | 25 | Lá | 190 |
2 | 2M | 25 | Bột | 85 |
3 | 2M | 35 | Lá | 62 |
4 | 2M | 50 | Bột | 15 |
5 | 2M | 35 | Bột | 45 |
6 | 3M | 50 | Bột | 11 |
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:
a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO4 .
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.
Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O
a. Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học?
b. Đung 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag. Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.
mc = 12 . 13,44 / 22,4 = 7,2(g)
mH = (2 x 9) / 18 = 1(g)
mO = 16,2 - 7,2 - 1 = 8(g)
Gọi công thức tổng quát CxHyOz.
Lập tỉ lệ:
x: y : z= 7,2/12 : 1/1 : 8/16
x: y : z = 0,6 : 1 : 0,5
x : y : z = 6 : 10 : 5
công thức đơn giản C6H10O5
công thức phân tử (C6H10O5)n
X: là polisaccarit
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB