Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch nào?


Đáp án:

Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán thủy phân este (C8H8O2) trong dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp 2 este X và Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08g hỗn hợp trên phản ứng với vừa đủ dung dịch chứa 1,6g NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là:


Đáp án:
  • Câu A. 3,34g

  • Câu B. 5,50g

  • Câu C. 4,96g

  • Câu D. 5,32g

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.



Đáp án:

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram, ứng dụng dùng để làm dây tóc bóng đèn, ống đèn tia âm cực và sợi ống chân không , thiết bị sưởi và các vòi phun đọng cơ tên lửa.

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số  nhiệt kế.  Các ứng dụng khác như dùng trong máy đo huyết áp, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn hoàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm metan, etilen, propilen và propin thu được 59,8 gam hỗn hợp CO2 và H2O, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn hoàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm metan, etilen, propilen và propin thu được 59,8 gam hỗn hợp CO2 và H2O, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là


Đáp án:

Đặt nCO2 = x và nH2O = y => 44x + 18y = 59,8 (1)

mX = 12x + 2y = 13,4 (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,95; y = 1

Ca(OH)2 dư ⟶ nCaCO3 = nCO2 = 0,95

m = mCO2 + mH2O - mCaCO3 = - 35,2

Giảm 35,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?


Đáp án:

Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là gì?


Đáp án:

Ta có: 2p - 2 + n = 34 và 2p - 2 = n + 10 ⇒ p = 12

Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…