Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo. Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên. Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.

   Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.

   Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.


Đáp án:

Tinh bột + Nước → Mantozo

   Mantozo + Nước → Glucozo

   Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu m3 không khí để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu m3 không khí để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp?


Đáp án:

Phản ứng quang hợp: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2

Để có 500g tinh bột (C6H10O5)n ⇒ nC6H12O6 = 500/162 mol

⇒ nCO2 = 6nC6H12O6

⇒ Vkhông khí = VCO2: 0,03% = 1382716 (l) = 1382,7 m3

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là bao nhiêu M?


Đáp án:

KOH + HCl → KCl + H2O

nKOH = 0,1 mol

Nếu chất tan chỉ có KCl

⇒ nKCl = 0,1 mol ⇒ mKCl = 0,1. 74,5 = 7,45 > 6,525g

⇒ chất tan chứa KCl dư

Đặt nKCl = x; nKOH dư = y

x + y = 0,1

74,5x + 56y = 6,525

⇒ x = y = 0,05

⇒ nHCl = nKCl = 0,05 mol ⇒ CM(HCl) = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành 2 bảng sau: STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 Na 2 Ca 3 Mg 4 Fe (Hoá trị II) 5 Fe (Hoá trị III) STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 S (Hoá trị VI) 2 P (Hoá trị V) 3 C (Hoá trị IV) 4 S (Hoá trị IV)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành 2 bảng sau:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na        
2 Ca        
3 Mg        
4 Fe (Hoá trị II)        
5 Fe (Hoá trị III)        

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI)        
2 P (Hoá trị V)        
3 C (Hoá trị IV)        
4 S (Hoá trị IV)        

Đáp án:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit
2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hidroxit
3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit
4 Fe (Hoá trị II) FeO Sắt(II) oxit Fe(OH)2 Sắt(II) hidroxit
5 Fe (Hoá trị III) Fe2O3 Sắt(III) oxit Fe(OH)3 Sắt(III) hidroxit

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit Sunfuric
2 P (Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentaoxit H3PO4 Axit photphoric
3 C (Hoá trị IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic
4 S (Hoá trị IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 Axit Sunfurơ

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?


Đáp án:

Nguyên tử của nguyên tố F có giá trị độ âm điện lớn nhất vì F có tính phi kim mạnh nhất. Người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3,98 để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tố khác.

Xem đáp án và giải thích
Ozon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định sau: (1). O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. (2). Ozon được ứng dụng vào tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. (3). Ozon được ứng dụng vào sát trùng nước sinh hoạt. (4). Ozon được ứng dụng vào chữa sâu răng. (5). Ozon được ứng dụng vào điều chế oxi trong PTN. (6). Hiđro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (7). Tổng hệ số các chất trong phương trình 2KMnO4 +5H2O2 +3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O. khi cân bằng với hệ số nguyên nhỏ nhất là 26. (8). S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Số nhận định đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…