Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với
a) Các điện cực trơ (Pt)
b) Các điện cực tan (Ni)
Khi điện phân dung dịch NiSO4 với :
Điện cực trơ :
Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.
Ở anot xảy ra sự oxi hoá các phân tử H2O sinh ra khí O2.
Điện cực tan :
Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.
Ở anot xảy ra sự oxi hoá điện cực Ni thành các ion Ni2+ .
Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:
Câu A. NH3
Câu B. H2N-CH2-COOH
Câu C. CH3COOH
Câu D. CH3NH2
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
VHCl = 200ml = 0,2 lít
nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.
a) Phương trình phản ứng hóa học :
Cu + 2HCl --> CuCl2 + H2
x 2x
Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O
y 6y
b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:
nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol
nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol
⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)
mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g
Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g
⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)
Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7
⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol
Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol
⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g
mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g
Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
Do tính khử của Fe > Cu. Fe-Cu tạo thành một cặp pin điện hóa trong đó Fe bị ăn mòn trước.
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phương trình phản ứng :
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
Glucozo ---------> 2Ag
Số mol glucozo nC6H12O6 = 18/180 = 0,1 mol
nAg = 2.nC6H12O6 = 0,2 mol = nAgNO3
Khối lượng bạc thu được mAg = 0,2.108 = 21,6 (g)
Khối lượng bạc nitrat cần dùng mAgNO3 = 0,2.170 = 34 (g)
Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
Câu A. CH3OH và NH3
Câu B. CH3OH và CH3NH2
Câu C. CH3NH2 và NH3
Câu D. C2H3OH và N2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet