Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?
Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = CM.V = 0,5. 2= 1 mol
Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = CM.V = 1. 3 = 3 mol
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 1+3 = 4 mol
Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A, cần dùng 250ml O2, chỉ tạo ra 200ml CO2 và 200ml hơi nước( các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là gì?
CxHyOz + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O
⇒ x = 2; y = 4; z = 1 ⇒ C2H4O
Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây :
Câu A. Dùng hợp kim không gỉ
Câu B. Dùng chất chống ăn mòn
Câu C. Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu
Câu D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu.
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?
c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?
nhh khí = 0,11 mol
nPbS = 0,1 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (3)
b) Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S
Theo pt (3) ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol
⇒ nH2 = nhh khí - nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol
VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.
VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.
c) Theo PT (2) ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 mol
⇒ mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.
Theo PT (1) nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 56 × 0,01 = 0,56g.
Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần:
Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư.
Phần chất rắn là Cu và Fe
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu chất rắn Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.
NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3
2Al(OH)3 →t o Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 --đpnc--> 4Al + 3O2
Phần chất rắn gồm Cu và Fe đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2 còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
FeCl2 --đpdd--> Fe + Cl2
Hãy cho biết trong các chất sau:
CH3 – CH3 ; CH≡ CH; CH2 = CH2; CH4; CH≡ C – CH3.
a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử.
b) Chất nào làm mất màu dung dịch brom?
a) Có hai chất: CH≡ CH và CH≡ C – CH3 có liên kết ba.
b) Có ba chất làm mất màu dung dịch brom: CH≡ CH; CH2 = CH2 và CH≡ C – CH3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.