Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
Câu A. Fe2O3. Đáp án đúng
Câu B. CrO3.
Câu C. FeO.
Câu D. Fe2O3 và Cr2O3.
FeCl2 + 2NaOH --> Fe(OH)2 + 2NaCl; CrCl3 + 3NaOH --> Cr(OH)3 + 3NaCl; Cr(OH)3 + NaOH --> NaCrO2
+ 2H2O; Chỉ thu được kết tủa Fe(OH)2. Sau đó nung lên: Fe(OH)2 + 1/4O2 + 1/2H2O --> Fe(OH)3; 2Fe(OH)3 --> Fe2O3 + 3H2O; => Đáp án A
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Tìm m
Khối lượng C = 3,36 gam; mH= 0,34 gam;
mO=5,3-3,36-0,34=1,6 gam
=> nO=0,1 mol
=> nhh=0,05
Theo đề bài nNaOH = 0,07
=> Z là este của phenol.
X: x mol; Y: y mol; Z: z mol
Ta có x+y+z=0,05
x+y+2z=0,07
=> x+y=0,03 mol; z=0,02 mol
Gọi a, b lần lượt là số C trong X, Z
BTNT C=> 0,03 a + 0,02b = 0,28
Nghiệm duy nhất: a=4, b=8
Theo đề bài khối lượng muối là = 0,05.68+0,02.130 = 6,0 gam
Ankan X có công thức phân tử C6H14. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là gì?
Clo hóa 3–metylpentan được 4 sản phẩm thế monoclo.
(Ghi chú: vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó)
Khi đưa khối khí đơteri () lên một nhiệt độ cao (hàng triệu độ) thì do va chạm, từng cặp hai hạt nhân có thể kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân mới (phản ứng nhiệt hạch).
Hỏi số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân của hạt nhân mới được hĩnh thành và hãy cho biết đó là hạt nhân của nguyên tử gì
Mỗi hạt nhân đơteri có 1 proton và 1 nơtron : A = 2 và Z = 1.
Hạt nhân mới hình thành có số đơn vị điện tích Z = 1 + 1 = 2, có số khối A = 2 + 2 = 4.
Đó là hạt nhân heli vì z = 2 đặc trưng cho nguyên tố heli.
Phản ứng tổng hợp hai hạt nhân đơteri được biểu diễn bằng phương trình :
(Phản ứng này kèm theo hiện tượng hụt khối lượng đáng kể và do đó toả ra nhiều nhiệt, đó là nguyên tắc của bom H).
Read more: https://sachbaitap.com/bai-121-trang-6-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-10-c20a5550.html#ixzz7UwZFSlyl
Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.
Khác nhau:
+ Ăn mòn háa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm:
C2H5COOC2H5 + NaOH —> C2H5COONa + C2H5OH
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
—> Sản phẩm thu được gồm 2 muối và 1 ancol.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet