Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.


Đáp án:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khí với hidro của nó là RH2, trong phân tử RH2, có 5,88%H về khối lượng nên R có 100% - 5,88% = 94,12% về khối lượng.

⇒ R = 32 ⇒ R là S. Công thức phân tử là SO3 và H2S.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hợp chất hữu cơ (X) có %C = 40 ; %H = 6,7 và %O = 53,3. Xác định công thức đơn giản nhất của X. biết rằng MX =180. Xác định công thức phân tử của X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp chất hữu cơ (X) có %C = 40 ; %H = 6,7 và %O = 53,3. Xác định công thức đơn giản nhất của X. biết rằng MX =180. Xác định công thức phân tử của X.


Đáp án:

Giả sử công thức phân tử của (X) là CxHyOz

12x/40 = y/6,7 = 16z/53,3 hay x/3,33 = y/3,7 = z/3,34 ⇒ x/1 = y/2 = z/1

Vậy công thức đơn giản nhất của (X) là: CH2OH và công thức phân tử là Cn(H2O)n. Đây là công thức chung của monosaccarit với số phân tử H2O bằng số nguyên tử cacbon.

Với M = 180, ta có: (12 + 18).n = 180 ⇒ n=6

Vậy công thức phân tử là: C6H12O6

Xem đáp án và giải thích
Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào ?



Đáp án:

Dùng dung dịch NH3 hoặc khí NH3 dư.


Xem đáp án và giải thích
Bài toán điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 g chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 11,16g

  • Câu B. 11,58g

  • Câu C. 12,0g

  • Câu D. 12,2g

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể tên một số loại quả chín có chứa glucozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên một số loại quả chín có chứa glucozơ.


Đáp án:

Glucozơ có trong một số quả chín như: nho chín, chuối chín, ổi chín, mít chín, na chín (mãng cầu), dứa chín (thơm).

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh tính kim loại của Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh tính kim loại của Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

Na (Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1

Mg (Z = 12) ls2 2s2 2p6 3s2.

Al (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1

Nguyên tử của 3 nguyên tố trên đều có 3 lớp electron nên chúng đều thuộc chu kì 3. Chúng lần lượt có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 nên đều là những kim loại. Theo quy luật về sự biến đổi tính kim loại - phi kim, Mg có tính kim loại yếu hơn Na nhưng mạnh hơn Al.

Theo quy luật về sự biến đổi tính kim loại – phi kim: Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần.

Do đó: Mg có tính kim loại yếu hơn Na nhưng mạnh hơn Al.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…