Bài toán nâng cao liên quan tới phản ứng thủy phân este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn agam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 7,09 Đáp án đúng

  • Câu B. 5,92

  • Câu C. 6,53

  • Câu D. 5,36

Giải thích:

Gọi số mol axit, 2 ancol và este 2 chức là a,b,c mol. nNaOHbđ = 0,1 mol; nNaOH = nHCl = 0,02 mol; Þ nNaOH pư = 0,08 = 2a + 2c (1); Ta thiết lập hệ 3 pt; Từ đó ta được m = 7,09g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1,37 gam Ba vào 100,0 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M thu được chất rắn có khối lượng là:


Đáp án:
  • Câu A. 2,205

  • Câu B. 2,565

  • Câu C. 2,409

  • Câu D. 2,259

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ. a) Viết các phương trình hóa học b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2Otác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.


Đáp án:

Khi cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ, đó chính là đồng kim loại.

nCu = 0,05 mol

a) Phương trình hóa học.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

nCu = nFe = 0,05 mol.

b) Thành phần phần trăm các chất

mFe = 0,05 x 56 = 2,8g.

%Fe = (2,8.100%)/4,8 = 58,3%

%Fe2O3 = ((4,8-2,8)/4,8).100% = 41,7%

 

 

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử? b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?

b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?


Đáp án:

a.

Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O

b.  

Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử.

Xem đáp án và giải thích
Từ một loại dầu mỏ, bằng cách chưng cất người ta thu được 16% xăng và 59% dầu mazut (theo khối lượng). Đem crăckinh dầu mazut đó thì thu thêm được 58% xăng (tính theo dầu mazut). Từ 400 tấn dầu mỏ trên có thể thu được bao nhiêu tấn xăng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ một loại dầu mỏ, bằng cách chưng cất người ta thu được 16% xăng và 59% dầu mazut (theo khối lượng). Đem crăckinh dầu mazut đó thì thu thêm được 58% xăng (tính theo dầu mazut). Từ 400 tấn dầu mỏ trên có thể thu được bao nhiêu tấn xăng?



Đáp án:

m xăng= (400.16)/100+ ((400.59)/100).58/100 = 200,88 tấn

 

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với liti kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn C. Hoà tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng axit mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo kết tủa với bari clorua và bạc nitrat. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình chỉ thu được một khí F và chất lỏng G. Khí F là

Đáp án:
  • Câu A. O2

  • Câu B. H2S

  • Câu C. N2O

  • Câu D. N2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…