Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy là gì?
Điều kiện cần thiết cho một vật có thể cháy được và tiếp tục cháy được: chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải đủ khí oxi cho sự cháy.
Cho hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit stearic tác dụng với glixerol. Số triglixerit tối đa tạo thành là:
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 8
Câu D. 6
Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là: 82,35%N và 17,65% H. Hãy cho biết công thức hóa học của hợp chất, biết tỉ khối của A so với khí hiđro là 8,5?
Tỉ khối của A so với khí hiđro là 8,5: MA = dA/H2.MH2 = 8,5.2 = 17 g/mol
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mN =14 gam ; mH = 17 – 14 = 3 gam
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
nN = 1 mol; nH = 3 mol
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H.
Vậy công thức hoá học của hợp chất là NH3
Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion
Ta có phương trình ion:
Ag + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl + NO3- + Na+
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:
Ag + Cl- → AgCl ↓
Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước, sau phản ứng:
Thí dụ 2: Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion.
Ta có phương trình hóa học.
2Na+ SO3 2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2
2H+ + SO32- → H2O + SO2
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.
Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.
Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: m1: Fe (a mol), O (b mol)
BTNT Fe ta có : nFe(NO3)3 = a mol
→ m1 = 56a + 16b
Muối tạo thành là Fe(NO3)3 => mFe(NO3)3 = 242a gam
Ta có: nNO = 0,15 mol
BT e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO
→ 3a = 2b + 3.0,15
→ 3a – 2b = 0,45 (1)
Ta có: m1 + 44,1 = 242a => 56a + 16b + 44,1 = 242a
→ 186a – 16b = 44,1 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,25 và b = 0,15
BTNT => nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,125 mol
=> m = 20 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB