Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X được 16,8 lít CO2, 2,8 lít N2 (các thể tích khí được đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Xác định công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X được 16,8 lít CO2, 2,8 lít N2 (các thể tích khí được đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Xác định công thức của X?


Đáp án:

Gọi CTPT của amin đơn chức là CxHyN

CxHyN + (x+y/4)O2 → xCO2 + y/2H2O + 1/2N2

nCO2 = 16,8/22,4 = 0,75 mol;

nH2O = 20,25/18 = 1,125 mol;

nN2 = 2,8/22,4 = 0,125 mol

→ namin= 2nN2= 0,25 mol

→ x = nCO2/namin = 0,75/0,25 = 3;

y = 2nH2O/namin= 2.1,125/0,25 = 9

Vậy công thức phân tử của amin cần tìm là: C3H9N

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại. Tìm m?


Đáp án:

Cho bột Fe vào dung dịch chứa Ag+ và Cu2+, thu được kết tủa gồm 2 kim loại. Suy ra kết tủa gồm Ag, Cu, dung dịch có Fe2+, Cu2+ dư

Fe + 2Ag+      --> Fe2+ 2Ag

0,1     0,2                          0,2

Fe  + Cu2+      --> Fe2+  + Cu

x        x                                  x

m = 56(0,1 + x) & 2,5m = 0,2.108 + 64x

=> x = 0,1 (thoả mãn 0 < x < 0,15)

m = 11,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.


Đáp án:

  Những hiện tượng trong cuộc sống hang ngày chứng tỏ trong không khí có:

   - Hơi nước: sương mù vào mùa đông; có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh,…

   - Khí cacbonic: sau khi vôi tôi một thời gian thấy có 1 lớp váng trên bề mặt nước vôi, đó là CaCO3, do trong không khí có CO2 nên đã phản ứng với sản phẩm khi vôi tôi là Ca(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về nhiệt độ sôi của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy nào sắp xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần ?


Đáp án:
  • Câu A. Ancol etylic, đietyl ete, etyl clorua, axit axetic.

  • Câu B. Etyl clorua, đietyl ete, ancol etylic, axit axetic.

  • Câu C. Đietyl ete, etyl clorua, ancol etylic, axit axetic.

  • Câu D. Axit axetic, ancol etylic, etyl clorua, đietyl ete.

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?


Đáp án:

Nguyên tử có 3 lớp electron Số electron s tối đa là 6.

Vì nguyên tử có 3 lớp electron, số electron p nhỏ nhất là 6 (6 electron trên phân lớp 2p, phân lớp 3p không có electron).

Vậy số electron s = số electron p = 6.

Do đó tại lớp ngoài cùng có 2 electron s và không có electron p.

Xem đáp án và giải thích
Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là gì?


Đáp án:

Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là  anđehit propionic.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…