Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Số mol nước tạo thành là: nH2O = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 --t0--> 2H2O
0,1 0,05 ← 0,1 (mol)
Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít
Thể tích khí oxi tham gia phản ứng: VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít
Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC , thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng muối trong Z?
R1COOR2 + NaOH → R1COONa + R2OH (1)
2R2OH -H2SO4, 140oC→ R2OR2 + H2O (2)
neste = 0,5 mol → nancol = nNaOH = neste = 0,5 mol
→ nH2O = nancol/2 = 0,25 mol → mH2O = 0,25.18 = 4,5 g
BTKL cho PT (2): mancol = meste + mH2O = 14,3 + 4,5 = 18,8g.
BTKL cho PT (1): mmuối (Z) = meste + mNaOH – mancol = 37 + 0,5.40 – 18,8 = 38,2g.
Một hỗn hợp rắn gồm Ca và CaC2 tác dụng với nước (dư) thu được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 là 5. Đế trung hoà dung dịch sau phản ứng, cần dùng 600 ml dung dịch HCl 0,5M. Tính :
a) Khối lượng của hỗn hợp rắn đã dùng ban đầu.
b) Thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp khí
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 1
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 5
Câu D. 6
Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh
1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh
- Tiến hành TN:
+ Đốt nóng đỏ 1 đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình oxi
+ Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
- Hiện tượng:
+ Đoạn dây thép cháy đỏ. Khi đưa vào bình oxi, dây thép tiếp tục cháy sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn ra như pháo hoa.
PTHH: 3Fe + 2O2 -to→ Fe3O4
Fe: chất khử
O2: chất oxi hóa
+ Fe và S cháy mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, hỗn hợp đỏ rực.
PTHH: Fe + S -to→ FeS
Fe: chất khử
S: chất oxi hóa
- Giải thích: Oxi và lưu huỳnh có tính oxi hóa, có khả năng oxi hóa nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.
2. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh
- Tiến hành TN: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình oxi.
- Hiện tượng: Khi đốt, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó sôi, mùi hắc khó chịu. Khi đưa vào bình oxi phản ứng cháy mãnh liệt hơn.
- Giải thích: S bị oxi hóa bởi oxi. Trong môi trường nhiều oxi, phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.
PTHH: S + O2 -to→ SO2
S: Chất khử
O2: Chất oxi hóa
3. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ
- Tiến hành TN: Đun nóng liên tục 1 ít lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn
- Hiện tượng: Lưu huỳnh rắn màu vàng → chất lỏng màu vàng linh động → quánh nhớt → màu nâu đỏ → lưu huỳnh màu da cam.
- Giải thích: Trạng thái của S phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi đun nóng ở các nhiệt độ khác nhau S có cấu tạo phân tử và trạng thái khác nhau.
Nhiệt độ | Trạng thái | Màu sắc | Cấu tạo phân tử |
---|---|---|---|
< 113oC | Rắn | Vàng | Vòng S8 |
119oC | Lỏng linh động | Vàng | Vòng S8 |
187oC | Lỏng quánh nhớt | Nâu đỏ | Chuỗi S8 → Sn |
445oC | Hơi | Vàng | Chuỗi Sn → Snhỏ |
1400oC | Hơi | Vàng | Chuỗi S2 |
1700oC | Hơi | Vàng | Nguyên tử S |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet68 Game Bài