Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Bằng cách nào để nhận biết 4 chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch axit HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Bằng cách nào để nhận biết 4 chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch axit HCl.


Đáp án:

- Hòa tan 4 chất vào nước ta thu được hai nhóm:

    + Nhóm tan nhiều trong nước có Na2CO3 và Na2SO4.

    + Nhóm ít tan trong nước có CaCO3 và CaSO4.2H2O.

- Nhỏ dung dịch HCl vào từng chất thuộc hai nhóm trên

    + Nhóm 1: Ống nghiệm có khí thoát ra là Na2CO3

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

    + Nhóm 2: Ống nghiệm có khí thoát ra là CaCO3

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M để tác dụng vừa đủ với: a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn. b) 0,224 lít axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M để tác dụng vừa đủ với:

a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn.

b) 0,224 lít axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn.


Đáp án:

a) nC2H4 = 0,01 mol

C2H4     +     Br2    →    C2H4Br2

1 mol           1 mol              1 mol

0,01 mol           ?

Theo pt: nBr2 = nC2H4 = 0,01 mol → VBr2 = 0,01/0,1 = 0,1 lít = 100 ml

b) nC2H2 = 0,01 mol

С2H2     +     2Вr2     →    C2H2Br4

1mol           2 mol              1 mol

0,01 mol           ?

nBr2 = 2. nС2H2 = 0,02 (mol) →VBr2 = 0,02/0,1 = 0,2 lít = 200 ml

 

 

Xem đáp án và giải thích
Một học sinh làm thí nghiệm như sau: (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch. (2). Đun sôi nước. (3).Đốt một mẫu cacbon. Hỏi: a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì? b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái? c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

   (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.

   (2). Đun sôi nước.

   (3).Đốt một mẫu cacbon.

   Hỏi:

   a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?

   b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?

   c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?


Đáp án:

  a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.

   Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.

   TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2

   TN3: C + O2 → CO2

   b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

   c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.


Đáp án:

Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có:

Z = 15: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3

Z = 17: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Z = 20: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Z = 21: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

Z = 31: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p1

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?

Đáp án:
  • Câu A. Anilin + nước Br2

  • Câu B. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

  • Câu C. Metyl acrylat + H2 (xt Ni, t0)

  • Câu D. Amilozơ + Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y. Tìm m?


Đáp án:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑

⇒ x = 3,36 / 22,4 = 0,15 (mol)

Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3 ↓

⇒ y = 3,9/78 = 0,05 (mol)

m = 106.0,15 + 122.0,05 = 22 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…