Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2 , 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2 . Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m
Theo đề bài nX =0,04 mol; nY =0,08 mol; nZ =0,2 mol.
Quy đổi E thành: C2H3ON: a mol
CH2 : b mol
H2O: 0,12 mol
NH: c mol
(CH2 =CHCOO)3C3H5 : 0,2 mol
Bào toàn N: a + c = 0,48 (I)
Bảo toàn C: 2a + b + 2,4 = 3,92 =>2a + b = 1,52 (II)
Bảo toàn H: 3a + 2b + 0,24 + c + 2,8 = 5,84 => 3a + 2b + c = 2,8 (III)
Giải hệ pt => a=0,36mol; b=0,8mol; c=0,12mol.
=> m E =86,48 gam => Khối lượng muối = 104,32 gam
Tỉ lệ => Khối lượng muối ứng với 21,62 gam E là 26,08 gam.
Câu A. 4,48 lít
Câu B. 2,24 lít
Câu C. 6,72 lít
Câu D. 8,96 lít
Ở 20oC khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20oC là gì?
Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl
- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.
Trùng hợp 5,6lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được bao nhiêu?
Số mol C2H4: 0,25 mol → khối lượng: 0,25.28 = 7,0g
H = 90% → khối lượng polime: 7,0.0,9 = 6,3(g)
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Số mol H2 là nH2= 0,025 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)
→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)
TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
nFe = 0,05 mol.
Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)
Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet