Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các chất: Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 9 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Giải thích:

Chất có số oxi hóa trung gian sẽ là chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Bao gồm: Fe3O4, H2O, Cl2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, Fe(NO3)3,HCl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:


Đáp án:

a) (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3

    (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

    (3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4

    (4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

    (5) 2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O

    (6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

b) (1) 2Cu + O--t0--> 2CuO

    (2) CuO + H--t0--> Cu + H2O

    (3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    (4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

    (5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

    (6) Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.

  • Câu B. Muối AgI không tan trong nước, muốn AgF tan trong nước.

  • Câu C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.

  • Câu D. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1,2,3,4 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại

Xem đáp án và giải thích
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.


Đáp án:

Cho bột kim loại sắt có lẫn nhôm vào dung dịch NaOH dư, chỉ có nhôm phản ứng, sắt sẽ không phản ứng

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

Sau khi khí bay ra hết, tức nhôm đã phản ứng hết, lọc dung dịch sau phản ứng thấy còn chất rắn không tan, đó là sắt.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Phương trình phản ứng :

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

Glucozo   ---------> 2Ag

Số mol glucozo nC6H12O6 = 18/180 = 0,1 mol

nAg = 2.nC6H12O6 = 0,2 mol = nAgNO3

Khối lượng bạc thu được mAg = 0,2.108 = 21,6 (g)

Khối lượng bạc nitrat cần dùng mAgNO3 = 0,2.170 = 34 (g)

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V?


Đáp án:

Dư 1,6g kim loại ⇒ mCu dư = 1,6g; ddA gồm: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2

Bảo toàn electron → nNO2 = 2nFe + 2nCu pư = 2. 0,05 + 2. 0,025 = 0,15 mol → V = 3,36 lit

mmuối = 0,05. 180 + 0,025. 188 = 13,7 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…