Khi pha loãng dần dần axit sunfuric đặc, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần sau đólại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.
Axit sunfuric phân li như sau :
4
H
Lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion, do đó dẫ điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục pha loãng thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm.
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Xác định chất tan trong dung dịch X?
Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng
Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+
Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.
Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các obitan trong phân tử HCl.
Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất HCl được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử hiđro và obitan 3p có 1 electron độc thân của nguyên tử clo.
Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với l00cm3 dung dịch Al2(SO4)3, 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
nNaOH = 0,15.7 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 0,1.1 = 0,1 mol
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Do NaOH còn dư 1,05 – 0,6 = 0,45 mol nên Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Sau thí nghiệm các chất có trong dung dịch là :
Na2SO4 0,3 mol : Na[Al(OH)4] 0,2 mol; NaOH dư 1,05 – 0,6 – 0,2 = 0,25 mol
Thể tích dung dịch : vdd = 150 + 100 = 250 ml = 0,25 lít
CMNa2SO4 = 0,3 : 0,25 = 1,2M
CMNa[Al(OH)4] = 0,2 : 0,25 = 0,8 M
CMNaOH = 0,25 : 0,25 = 1 M
Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là
Giải
Đặt Công thức trung bình 2 ancol là CnH2n+1OH,
Công thức trung bình 3 ete là (CnH2n+1)2O, phân tử khối trung bình 3 ete là M ba ete = 6,76/0,08 = 84,5.
Do đó: 28n + 18 = 84,5 suy ra n = 2,375.
Vì vậy, 2 ancol cần tìm là C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol).
Để đốt cháy hoàn toàn Z cần một lượng O2 đúng bằng lượng cần dùng để đốt cháy T:
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
C3H8O + 9/2O2 → 3CO2 + 4H2O
Nên ta có: 46a + 60b = 27,2 và 3a + 4,5b = 43,68/22,4 = 1,95.
=> a = 0,2 và b = 0,3 mol.
Gọi x, y lần lượt là số mol ancol tạo ete
=> x + y = 2.0,08 = 0,16 (1)
m ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 18.0,08 = 8,2 => 46x + 60y = 8,2 (2)
Từ (1), (2) suy ra: x= 0,1 và y = 0,06 mol.
Do đó, hiệu suất tạo ete của X = 0,1/0,2 = 50%; của Y = 0,06/0,3 = 20%.
Phản ứng thủy phân là gì?
Phản ứng thủy phân: Peptit và protein đều có thể thủy phân hoàn toàn thành các α – amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazo.
Lưu ý: peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazo và đặc biệt nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định nào đó .
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB