Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được 


Đáp án:

X -H2SO4→ A + B (đồng phân) ⇒ X là saccarozo C12H22O11

nA = nB = nX = 34,2/342 = 0,1 mol ⇒ mA = 180 g

⇒ %A = 18/(34,2+65,8) = 18%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan.

a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn

b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại


Đáp án:

a. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Cu + Fe3+ → Cu2+ + 2 Fe2+

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

b. Tính khử Fe > Cu

Tính oxi hóa Fe2+ < Cu2+ < Fe3+

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2. a) Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng. b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32g brom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.

a) Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32g brom.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng xảy ra: 2KBr  + MnO2   + 2H2SO4      ------> MnSO4 + K2SO4  + Br2  + 2H2O

                                                      0,4            0,2           0,4                                           0,2

KBr là chất khử; MnO2 là chất oxi hóa; H2SO4 là môi trường.

b) Tính khối lượng mỗi chất đem dùng.

nBr2 = 0,2 mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nKBr = 0,4 (mo1) => mKBr = 0,4.119 = 47,6 (gam)

nMnO2 = 0,2 (mol) => mMnO2 = 0,2.87 = 17,4 (gam)

nH2SO4 = 0,4 (mol) => mH2SO4 = 0,4.98 = 39,2(gam).

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất vào chỉ ra chỗ sai của câu trả lời không đúng sau đây:    Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết:    1. Số g chất tan trong 100g dung môi.    2. Số g chất tan trong 100g dung dịch.    3. Số g chất tan trong 1 lít dung dịch.    4. Số g chất tan trong 1 lít dung môi.    5. Số gam chất tan trong một lượng dung dịch xác định.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất vào chỉ ra chỗ sai của câu trả lời không đúng sau đây:

   Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết:

   1. Số g chất tan trong 100g dung môi.

   2. Số g chất tan trong 100g dung dịch.

   3. Số g chất tan trong 1 lít dung dịch.

   4. Số g chất tan trong 1 lít dung môi.

   5. Số gam chất tan trong một lượng dung dịch xác định.


Đáp án:

   - Câu đúng là câu 2.

   - Câu sai của các câu:

    (1) Sai từ "dung môi".

    (3) sai từ "1lít"

    (4) sai từ "1 lít dung môi".

    (5) sai từ "một lượng dung dịch xác định".

Xem đáp án và giải thích
Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.


Đáp án:

- Obitan s có dạng hình cầu.

- Obitan p gồm 3 obitan, có dạng hình số 8 nổi:

     + Obitan px định hướng theo trục x.

     + Obitan Py định hướng theo trục y.

     + Obitan Pz định hướng theo trục z.

Xem đáp án và giải thích
a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin

b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô


Đáp án:

a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit : amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh

b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô(tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…