1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd protein 10% (lòng trắng trứng)
+ Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi trong khoảng 1 phút
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
- Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein 10%, 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt dd CuSO4 2%.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
- Tiến hành TN: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu
+ Mẫu màng mỏng PE
+ Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC
+ Mẫu sợi len
+ Mẫu vải sợi xenlulozo
Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng
Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.
- Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:
+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
+ Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
- Giải thích:
PVC cháy theo PTHH: (C2H3Cl)n + 2,5nO2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl.
Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.
PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O.
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:
(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.
Khí thoát ra là CO2 không có mùi.
4. Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm
- Tiến hànhTN:
+ Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
• ống 1: một mẩu màng mỏng PE
• ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC
• ống 3: sợi len
• ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%
+ Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát
+ Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.
+ Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dd AgNO3 1%.
+ Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dd CuSO4 2%.
Quan sát rồi đun nóng đến sôi.
- Hiện tượng:
+ ống 1’: không có hiện tượng gì
+ ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng
+ ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng
+ ống 4’: không có hiện tượng
- Giải thích:
+ ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng:
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n +n NaCl
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
+ ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit …. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.
Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường là vì:
+ Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Ngoài ra nó còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất.
+ Sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm số lượng chất thải không ngừng tăng lên ở nhiều nơi, gây ra sự ô nhiễm môi trường.
+ Thế giới hiện nay phải gánh chịu những thách thức về môi trường như: khí hậu toàn cầu biến đổi, thiên tai gia tăng ...
+ Sự suy giảm tần ôzon gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và các sinh vật trên trái đất như: gây ra nhiều bệnh tật cho con người, giảm năng suất cây trồng,...
+ Tài nguyên rừng, đất rừng đồng có bị suy thoái có nơi bị biến thành sa mạc….
+ Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộn do đó bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết được 3 chất trên
- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO
PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2
- Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O
So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có
Câu A. bán kính nguyên tử lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
Câu B. bán kính nguyên tử lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.
Câu C. bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
Câu D. bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp, chọn trong khung:
Chất, phân tử, hóa học, vật lí, trạng thái. |
"Với các ... có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai hiện tượng. Khi ... biến đổi mà vẫn giữ nguyên là ... ban đầu, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ... Còn khi ... biến đổi thành ….. khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ..."
Chất; chất;chất; vật lí;chất; chất; hóa học.
Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc cùng một chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là bao nhiêu?
X2Y có tổng số proton = 22 ⇒ 2pX + pY = 22
X, Y thuộc cùng chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp ⇒ pX + 1 = pY
⇒ pX = 7; pY = 8
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet