Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: –CH3 ; -C3H7; -C6H13
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: –CH3 ; -C3H7; -C6H13


Đáp án:

Gốc ankan CTPT của hiđrocacbon tương ứng
-CH3 CH4
-C3H7 C3H8
-C6H13 C6H14

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:. - Stiren → polistiren. - Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7). b. Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:.

- Stiren → polistiren.

- Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).

b. Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%.


Đáp án:

a.

- Stiren → polistiren.

Từ Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7))

nH2N-[CH2]6COOH  --t0,xt-->  (-HN-[CH2]6-CO-)n + H2O

Xem đáp án và giải thích
Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?


Đáp án:

Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là  thời gian tiếp xúc của CO và Fe3O3 chưa đủ.

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của gluxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của gluxit 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.

Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

Xem đáp án và giải thích
Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích: a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn. c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ. d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích:

   a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

   b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.

   c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

   d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.


Đáp án:

  a) Hiện tượng vật lí vì dây sắt bị thay đổi hình dạng.

   b) Hiện tượng vật lí vì axit axetic không biến đổi thành chất khác.

   c) Hiện tượng hóa học vì sắt đã biến thành nâu đỏ nâu.

   d) Hiện tượng hóa học vì rượu đã chuyển thành giấm ăn.

 

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Tính khối lượng của Al đã tham gia phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Tính khối lượng của Al đã tham gia phản ứng?


Đáp án:

Gọi khối lượng miếng Al là a gam, lượng nhôm đã phản ứng là x gam :

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3 Cu

Gọi x là khối lượng Al phản ứng.

(a - x) + 192x/54 = a + 1,38 => x = 0,54g

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…