Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cho quỳ tím vào từng ống: ống màu xanh là dung dịch NH3; hai ống có màu hồng là NH4Cl và (NH4)2SO4; ống không có hiện tượng gì là Na2SO4.
Cho Ba(OH)2 vào hai ống làm hồng quỳ tím. Nếu thấy ống nào có khí bay ra mùi khai là NH4Cl, ống vừa có khí bay ra mùi khai vừa có kết tủa là (NH4)2SO4.
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Câu A. Cho giấm ăn vào
Câu B. Cho S vào
Câu C. Cho NaOH vào
Câu D. Gia nhiệt
Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
Ta có: nNaCl = 2.0,5 = 1 mol
nAgNO3 = 2.0,6 = 1,2 mol
Phương trình phản ứng hóa học:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓
mol 1 1,2
Ta có : 1/1 < 1,2/1 NaCl hết, AgNO3 dư
⇒ n↓ = nAgCl = nNaCl = 1 mol
⇒ m↓ = 1.143,5 = 143,5 g
Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là
Giải
Ta có: m tăng = mCO2 = 52,8 g
→ nO bị khử = nCO2 = 52,8 : 44 = 1,2 mol
BTKL → mT = 300,8 + 1,2.16 = 320 gam
BTNT Fe → nFe = nFe(NO3)3 = 435,6 : 242 = 1,8 mol
BTNT Fe => nFe2O3 = 0,5nFe = 1,8.0,5 = 0,9 mol
→ mFe2O3 = 0,9.160 = 144g
→%mFe2O3 = 45%
Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.
Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.
PTHH: 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?
Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.
PTHH: Fe + S --t0--> FeS
Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.
Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?
Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.
Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.
Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?
Phản ứng chỉ tạo ra muối nitrat và nước, chứng tỏ n là hoá trị duy nhất của kim loại trong oxit. Đặt công thức của oxit kim loại là M2On và nguyên tử khối của M là A.
Phương trình hoá học :
M2On + 2nHNO3 2M(NO3)n + nH2O (1)
Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol [tức (A + 62n gam)] muối nitrat thì đồng thời tạo thành mol (tức 9n gam) nước.
(A + 62n) gam muối nitrat - 9n gam nước
34 gam muối nitrat - 3,6 gam nước
Ta có tỉ lệ : (
Giải phương trình được A = 23n. Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 là phù hợp. Vậy kim loại M trong oxit là natri.
Phản ứng giữa Na2O và HNO3 :
Na2O + 2HNO3 2NaNO3 + H2O (2)
Theo phản ứng (2) :
Cứ tạo ra 18 gam H2O thì có 62 gam Na2O đã phản ứng
Vậy tạo ra 3,6 gam H2O thì có x gam Na2O đã phản ứng
x = ( = 12,4 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB