Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

(Hệ số tỉ lượng của phản ứng hóa học là số chỉ số nguyên tử, phân tử và ion của các chất tham gia tương tác được ghi trong phương trình phản ứng hóa học. Hay nói cách khác thì đó chính là các hệ số cân bằng trong phương trình hóa học.)

 Ca(HCO3)2   --t0--> CaCO3 + CO2 + H2O

⇒ Tổng hệ số = 1 + 1 + 1 + 1 = 4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2↑ + CaO Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?


Đáp án:

Số mol CaO thu được là: nCaO = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CaCO3 --t0--> CO2 + CaO

1              ←               1 mol

0,2          ←              0,2 (mol)

Theo phương trình: nCaCO3 = nCaO = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu nào sau đây đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Phát biểu nào sau đây đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hidro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

  • Câu B. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

  • Câu C. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

  • Câu D. Hidro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.

Xem đáp án và giải thích
Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Glucozơ có chức anđehit nên có phản ứng tráng bạc.

Fructozơ không có chức anđehit nhưng trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng cho phản ứng tráng bạc.

Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom :

C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr

Fructozơ không làm mất màu nước brom.



Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-12-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a3873.html#ixzz7SrM8b8Wa

 

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 4,68 lít hỗm hợp khi X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 . Công thức của phân tử hai hiđrocacbon là gì? (biết thể tích khí đều đo (đktc)).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 4,68 lít hỗm hợp khi X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 . Công thức của phân tử hai hiđrocacbon là gì? (biết thể tích khí đều đo (đktc)).


Đáp án:

Khí không tham gia phản ứng là ankan ⇒ nCnH2n+2 = 0,05 mol

Thể tích khí tham gia phản ứng là: 1,68 – 1,12 = 0,56 lít (0,025 mol)

⇒ nBr2 = 0,025 mol ⇒ Khí còn lại là anken CmH2m

⇒ nCO2 = 0,125 mol ⇒ 0,05n + 0,025m = 0,125

⇒ 2n + m = 5 ⇒ n = 1; m = 3 ⇒ CTPT hai hidrocacbon là CH4 và C3H6

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào các dấu [] ở mỗi câu sau: a) benzene là một hidrocacbon không no. [] b) benzene là một hidrocacbon thơm. [] c) ở benzene, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn. [] d) ở bên, 6 liên kết cacbon – cacbon đều như nhau. [] e) ở benzene, 6 C tạo thành một lục giác đều. [] g) ở xiclohexan, 6C tạo thành một lục giác đều. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào các dấu [] ở mỗi câu sau:

a) benzene là một hidrocacbon không no.       []

b) benzene là một hidrocacbon thơm.       []

c) ở benzene, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn.       []

d) ở bên, 6 liên kết cacbon – cacbon đều như nhau.       []

e) ở benzene, 6 C tạo thành một lục giác đều.       []

g) ở xiclohexan, 6C tạo thành một lục giác đều.       []


Đáp án:

a) S

b) Đ

c) S

d) Đ

e) Đ

g) S

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…