Hãy điều chế ba oxit. Viết các phương trình phản ứng.
S + O2 --t0--> SO2
2Mg + O2 --t0--> 2MgO
4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.
Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện.
Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện.
1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên.
2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên.
3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm
1. TN1:
Catot Cu (-) <--- CuSO4 dd --> Anot graphit (+)
Cu2+, H2O SO42-, H2O
Cu2+ + 2e --> Cu 2H2O --> O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2Cu2+ + 2H2O ---đpdd---> 2Cu + 4H+ + O2
Hiện tượng : Kim loại đồng bám vào catot bằng đồng
- Có khí thoát ra ở anot bằng graphit
- Màu xanh của dung dịch nhạt dần
Thí nghiệm 2 :
Catot graphit (-) <--- CuSO4 dd --> Anot Cu (+)
Cu2+, H2O SO42-, H2O
Cu2+dd + 2e --> Cu catot Cu anot ---> Cu2+ dd + 2e
Phương trình điện phân:
Cu2+dd + Cuanot → Cucatot + Cu2+dd
Hiện tượng :
- Kim loại đồng bám vào catot bằng graphit
- Anot bằng đồng tan ra
- Màu xanh của dung dịch không đổi
2. Nồng độ H+ ở thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2 ⇒ pHTN1 < pHTN2
3. Nồng độ Cu2+ ở thí nghiệm 1 giảm , ở thí nghiệm 2 không đổi .
Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?
Câu A. Glutamic
Câu B. Anilin
Câu C. Glyxin
Câu D. Lysin
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi.
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan.
Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.
Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Al, Al2O3 và R.
Do thể tích 2 khí thoát ra khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và NaOH khác nhau nên R đứng trước H2 (trong dãy điện hoá) nhưng không tác dụng với NaOH.
Khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
⟹ 1,5a + c = 0,4 (1)
Khi tác dụng với dung dịch NaOH :
2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAl02 + 3H2
Al203 + 2NaOH → 2NaAl02 + H20
nH2 = 1,5a = 0,3 (2)
nNaOH =a + 2b = 0,4
Từ (1) và (2) → a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol và c = 0,1 mol.
Vậy mhh = 27.0,2 + 102.0,1 + R.0,1 = 18 ⟹ R = 24 (Mg).
⟹ % Al2O3= 56,7%
Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tìm a?
Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,4 mol
Áp dụng công thức:
namin = (nH2O – nCO2)/1,5 (amin no đơn chức)
= (0,4 – 0,25): 1,5 = 0,1 mol.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB