Hai khoáng vật chính của photpho là gì?
Hai khoáng vật chính của photpho là Apatit và photphorit
Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,600kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
C + O2 → CO2
47,32 ← 47,32 (mol)
Theo pt: nC = nCO2 = 47,32 mol ⇒ mC = 47,32. 12 = 567,84 g
% khối lượng của C là:
Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:
CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ
Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3
a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?
b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.
- Thêm khí CO2 vào.
- Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.
- Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
- Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.
c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ
a) Phản ứng trên là thu nhiệt
b) - Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng KC tăng vì KC = [CO2]:
- Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến KC.
- Khi tăng dung tích của bình phản ứng, KC giảm vì [CO2] giảm.
- Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến KC giảm.
c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Giải thích: Áp dụng nguyên lí La Sơ-tơ-li-ê nên Kc = [CO2].
Các obitan trong một phân lớp electron:
Câu A. có cùng sự định hướng trong không gian.
Câu B. có cùng mức năng lượng.
Câu C. khác nhau về mức năng lượng.
Câu D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi qua dung dịch bạc nitrat trong dung dịch manoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- Khi dẫn dòng khí từ từ đi vào dung dịch AgNO3/NH3 thì axetilen tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa màu vàng nhạt:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3
- Hỗn hợp khí còn lại dẫn vào dung dịch nước brom thì etilen sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, làm cho dung dịch nhạt màu:
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
(Dung dịch Br2 Dd nâu đỏ → Dung dịch CH2Br-CH2Br không màu)
- Còn metan không có phản ứng nào.
Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.
b) Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?
c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng.
a) CM = 0,464M
b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :
nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)
Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)
c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet