Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,16 mol và nH2O = 0,26 mol

⇒ nY = nH2O - nCO2 = 0,1 mol

=> Số C = nCO2/nY = 1,6

⇒ Y chứa các ancol đơn chức ⇒ nO = 0,1mol

mY = mC + mH + mO = 4,04 g

nEste của ancol = 0,1mol

và nEste của phenol = x mol

⇒ nNaOH = 0,1 + 2x = 0,4 mol

⇒ x = 0,15 ⇒nH2O = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX = mmuối + mY + mH2O - mNaOH = 25,14g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2. a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí. b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm. -Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc. -Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.

a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí.

b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm.

-Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.

-Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.


Đáp án:

a) S + O2 --t0--> SO2

b) nS =0,05 mol.

Theo phương trình trên, ta có:

    nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol.

⇒ VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 l.

⇒ VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 l

Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là

⇒ Vkk = 5VO2 = 5.1,12 = 5,6 l

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X 


Đáp án:

Chất hữu cơ X (C3H7O2N) có k = 1

X có thể là amino axit H2NCH2CH2COOH hoặc este H2NCH2COOCH3

Ta có: nX = 8,9/89 = 0,1 (mol) ;

nNaOH = 0,1. 1,5 = 0,15 (mol)

0,1 mol X + 0,1 mol NaOH → 0,1 mol muối

Chất rắn gồm muối và NaOH dư → mmuối = 11,7 – 40. 0,05 = 9,7 (gam)

Mmuối = 9,7/0,1 = 97 (g/mol). CTCT của muối là: H2NCH2COONa

Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là: H2NCH2COO-CH3.

Xem đáp án và giải thích
Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của là:


Đáp án:

Giải

Ta có: m1: Fe (a mol), O (b mol)

BTNT Fe ta có : nFe(NO3)3 = a mol

→ m1 = 56a + 16b

Muối tạo thành là Fe(NO3)3 => mFe(NO3)3 = 242a gam

Ta có: nNO = 0,15 mol

BT e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO

→ 3a = 2b + 3.0,15

→ 3a – 2b = 0,45 (1)

Ta có: m1 + 44,1 = 242a => 56a + 16b + 44,1 = 242a

→ 186a – 16b = 44,1 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,25 và b = 0,15

BTNT => nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,125 mol

=> m = 20 gam

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện 5 thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4. (e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện 5 thí nghiệm sau: 

(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.

(d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4

(e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 


Đáp án:

(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

(b) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O  3NH4Cl + Al(OH)3.

(c) Ba + H2O + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 + H2

(d) BaCO3 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.

(e) NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3 + H2O. 

=> Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 4.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?


Đáp án:

nFe3O4 = 0,01 mol

Phương trình hóa học:

3Fe + 2O2 --t0-->  Fe3O4

0,02 ← 0,01(mol)

nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32.0,02 = 0,64g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…