Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4.
a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?
nFe = 0,4 mol
nH2SO4 = 0,25 mol
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
0,4 0,25 ? mol
=> Fe dư, H2SO4 hết.
a) Theo pt nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ VH2 = 0,25 .22,4 = 5,6 l
b) Sắt thừa sau phản ứng:
Theo pt nFe(pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ mFe (pư) = 0,25 .56 = 14g
mFe (dư) = 22,4 - 14 =8,4 g
Đốt cháy a mol X là trieste của glixerol với axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam một sản phẩm. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng bằng bao nhiêu?
Nhận thấy b-c= 4a → trong X có 5 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc COO và 2 liên kết π ở gốc hidrocacbon C=C
Như vậy để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2
→ nX = 0,3: 2 = 0,15 mol
Bảo toàn khối lương → mX = 39 - 0,3. 2= 38,4 gam
Khi tham gia phản ứng thủy phân → nC3H5(OH)3 = nX = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng → mchất rắn = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3
→ mchất rắn = 38,4 + 0,7. 40 - 0,15. 92 = 52,6 gam.
Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Tìm m?
nFe = 0,05mol ; nAgNO3 = 0,02mol và nCu2+ = 0,1 mol
Fe + 2AgNO3 → 2Ag + Fe2+
0,01 0,02 0,02
Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+
0,04 0,04
mX = mAg + mCu = 4,72 gam
Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Hỗn hợp kim loại gồm nMg = nCu = 0,02 mol
Sử dụng PP đường chéo: Khí B chứa nNO = nH2 = 0,02 mol
Ta có: nMg bđ = 0,17 mol
→ nMg pư = 0,15 mol
Bảo toàn electron: 2nMg pư = 2nCu + 3NO + 2nH2 + 8nNH4+ → nNH4+ = 0,02 mol
Dung dịch A chứa Mg2+ (0,15); NH4+ (0,02); SO42-
BTĐT 2.0,15 + 0,02 = 2nSO42- → nSO42- = 0,16 mol
→ m muối = mMg2+ + nSO42- + nNH4+ = 19,32 gam
Viết phương trình hoá học tổng quát của phản ứng đốt cháy các loại hiđrocacbon đã nêu trong bảng 7.2. Nhận xét về tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O trong sản phẩm cháy của mỗi loại hiđrocacbon.
Thực hành: Tính chất của gluxit
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.
Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.
Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột
- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet