Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
Câu A. Saccarozơ
Câu B. Fructozơ Đáp án đúng
Câu C. Glucozơ
Câu D. Amilopectin
- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt. - Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat). - Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây. - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.
Trình bày phương pháp hoá học
a. Phân biệt các bình đựng khí riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2
b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.
a. Lấy các mẫu khí nhỏ từ các bình đừng khí và đánh số theo thứ tự.
- Cho tàn đóm qua các mẫu khí, mẫu nào làm tàn đóm bùng cháy thì đó là O2.
- Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa vàng thì đó là C2H2.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3
- Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch brôm, khí nào làm nhạt màu dung dịch brôm thì đó là C2H4.
CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)
- Đốt cháy hai mẫu khí còn lại, dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CH4
2H2 + O2 → 2H2O
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Khí còn lại là H2
b. Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2 dư, C2H4 và C2H2 sẽ tác dụng hết với dung dịch Br2, khí đi ra là metan.
CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)
CH≡CH + 2Br2 (nâu đỏ) → Br2CH-CHBr2 (không màu)
Tính hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon- 6,6 ( biết M= 2 500 g/mol) và của tơ capron (biết M = 15000 g/mol).
- Tơ nilon - 6,6:
1 mắt xích nilon - 6,6 có m = 226 g.
M tơ nilon - 6,6 = 2500g/mol
Hệ số trùng hợp
- Tơ capron:
1 mắt xích tơ capron có m = 113 g.
M tơ capron = 15000 g/mol
Hệ số trùng hợp
Xà phòng là gì?
Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.
Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,75. Giá trị của m là gì?
nX = 0,4 mol;
Sử dụng sơ đồ đường chéo ⇒ nNO = 0,3 mol; nN2O = 0,1 mol
Nhường e: Al → Al+3 + 3e
Nhận e: N+5 + 3e → N+2
2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)
Bảo toàn e: ne nhường = ne nhận = 3nNO + 8nN2O = 1,7 mol
⇒ 3nAl = 1,7 ⇒ nAl = 17/30 ⇒ m = 15,3g
Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
Sử dụng pt cho- nhận e và pt bán pứ, ta có:
Fe → Fe3+ + 3e 4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O
0,02 ← 0,02 ← 0,06 (mol) 0,08 → 0,06 (mol)
Fe dư: 0,02 mol
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
0,01 ← 0,02 → 0,03 (mol)
Muối thu được là Fe(NO3)2 : 0,03mol ⟹ m Fe(NO3)2 = 5,4g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet